Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) đứng cạnh Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang phát biểu tuyên bố chung của G7 về việc hỗ trợ Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, ngày 12/7/2023. (Nguồn: Getty) |
Bài báo có đoạn viết, Ukraine muốn NATO mời Kiev trở thành thành viên tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, nhưng điều này vấp phải sự phản đối nghiêm trọng từ Mỹ và Đức.
Ba Lan và các nước Baltic coi mở rộng NATO thông qua kết nạp Ukraine là một cách để "làm suy yếu tham vọng của Nga ở Đông Âu". Tuy nhiên, Washington và Berlin cho rằng còn quá sớm để bắt đầu quá trình tiếp nhận Kiev trong khi xung đột Ukraine đang tiếp diễn.
Thay vì để Ukraine gia nhập NATO, cả Đức và Mỹ đều chủ trương tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho nước này. Một trong những lý do dẫn đến chủ trương đó là mối lo ngại rằng trong bối cảnh xung đột đang diễn ra, việc gia nhập liên minh có thể dẫn đến xung đột toàn diện giữa NATO và Nga, thậm chí có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Những người phản đối quan điểm này coi việc đưa Kiev sớm gia nhập liên minh là phương án có lợi hơn so với chiến lược bơm vũ khí. Đồng thời, nỗi lo ngại ông Donald Trump sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới vào tháng 11/2024 ngày càng lớn. Người ta cho rằng nếu trở lại Nhà Trắng, ông Trump sẽ không xúc tiến kết nạp Ukraine vào NATO mà sẽ trì hoãn vấn đề này ít nhất 4 năm.