Lời cảnh báo gắt của thiên nhiên

HOÀNG TRUNG HIẾU
Nhiệt độ trung bình của Trái đất đạt tới mức cao chưa từng thấy 17,18 độ C vào ngày 6/7, ngày thứ ba liên tiếp phá vỡ kỷ lục toàn cầu. Các nhà khoa học cảnh báo thế giới “vượt ngưỡng chịu đựng” về biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Người dân London trong cái nắng nóng tháng 7/2023. (Nguồn: CNN)
Người dân London trong cái nắng nóng tháng 7/2023. (Nguồn: CNN)

Trung Quốc, Nhật Bản, các nước khu vực Bắc Phi, Trung Đông đều phải ban hành các cảnh báo về nắng nóng.

Phát biểu trước Ủy ban tuyển chọn của Quốc hội về quốc phòng và biến đổi khí hậu, hôm 23/5, đặc phái viên về khí hậu của Tổng thống Mỹ, ông John Kerry cho rằng, cuộc khủng hoảng khí hậu đã chạm đến ngưỡng khủng khiếp mà thế giới chưa từng biết đến trước đây.

“Những gì bạn đang nhìn thấy là băng tan, cháy rừng, lở đất, nắng nóng, lũ lụt, người tử vong vì nắng nóng, chất lượng không khí thấp. Hàng triệu người đang thiệt mạng khắp thế giới mỗi năm đều từ một nguyên nhân không hề mới, đó là việc sử dụng năng lượng đốt nhiên liệu hóa thạch mà không xử lý khí thải”, ông Kerry nói.

Mái vòm nhiệt

Giới khoa học khẳng định, khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng thêm các hiện tượng sóng nhiệt.

Chỉ riêng trong tháng 5/2023, thế giới ghi nhận một số kỷ lục nhiệt độ cao đáng kinh ngạc. Nhà khí hậu học và sử học thời tiết độc lập người Tây Ban Nha Maximiliano Herrera (người chuyên về thống kê thời tiết khắc nghiệt) cho biết, tại Thượng Hải, Trung Quốc ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong hơn 100 năm vào ngày 29/5. Tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nền nhiệt 43 độ C vào ngày 6/5, cao nhất từng được ghi nhận tại Việt Nam. Cùng ngày, người dân Thái Lan chứng kiến nhiệt độ 41 độ C, nền nhiệt nóng nhất từng được ghi nhận tại Bangkok.

Siberia đã lập hàng chục kỷ lục vào tháng Sáu khi nhiệt độ tăng lên tới gần 38 độ C trong một vòm nhiệt hình thành và kéo dài về phía Bắc.

Hầu hết các kỷ lục về nắng nóng được tạo ra trong một “mái vòm nhiệt”, vốn xuất hiện khi vùng khí áp cao hình thành và không di chuyển trong vòng một tuần trở lên.

Áp suất cao tạo ra thời tiết nhiều nắng và rất ít mây, làm các khối khí chìm xuống và nóng lên, khiến nhiệt độ tăng lên đến mức khó chịu, thậm chí nguy hiểm.

Dự báo, khủng hoảng khí hậu khiến hiện tượng này xảy ra thường xuyên với độ nóng ngày càng cao hơn.

Con người dễ bị tổn thương

Tại Mỹ, các nhà dự báo thời tiết cảnh báo mức độ nguy hiểm của đợt nắng nóng này do nhiệt độ ban đêm không hạ xuống đủ, khiến mức ngột ngạt của ngày tiếp theo càng khó chịu, đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe con người và những hộ dân không có máy điều hòa.

Các nhà khoa học tại Trung tâm dự báo thời tiết Mỹ lưu ý, đợt nóng này có thể nguy hiểm hơn mọi khi, do thời gian kéo dài kỷ lục, nhiệt độ ban đêm vẫn cao, là một trong những hậu quả của khủng hoảng khí hậu.

Bà Lisa Patel, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế về khí hậu và sức khỏe (Mỹ) giải thích: “Khi trong không khí có nhiều hơi ẩm, vào ban ngày, độ ẩm đó phản xạ nhiệt, nhưng ban đêm, nó lại giữ nhiệt”.

Bà Patel nói, ban đêm là lúc cơ thể con người cần được nghỉ ngơi. Tuy vậy, do buổi đêm vẫn nóng nên những vụ tử vong liên quan đến nhiệt có thể tăng gấp sáu lần vào cuối thế kỷ này, trừ khi tình trạng ô nhiễm làm nóng hành tinh được kiểm soát đáng kể.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo cuộc khủng hoảng khí hậu như trên còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một nghiên cứu được công bố vào tháng trước ở Mỹ cho thấy những người sống ở vùng khí hậu nóng hơn sẽ mất ngủ nhiều hơn. Bà Patel nói: “Tất cả chúng ta đều biết cảm giác khó chịu như thế nào khi cố gắng chợp mắt trong một đêm nóng bức. Ứớc tính vào cuối thế kỷ này, con người có thể mất ngủ khoảng hai ngày mỗi năm và điều này còn tệ hơn đối với những người không có máy điều hòa nhiệt độ”.

Bà giải thích, nếu cơ thể con người không được phục hồi, căng thẳng do nhiệt có thể tiến triển thành say nắng, thậm chí gây ra chóng mặt và bất tỉnh.

Mặc dù điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng người già, người mắc bệnh mãn tính, và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ chịu tác động xấu nhiều và nặng hơn. Đặc biệt, khi nắng nóng kéo dài đến vài ngày, các ca tử vong tăng lên do cơ thể con người không còn khả năng tự làm mát.

Bà Patel cho biết: “Chịu đựng nắng nóng vào ban ngày có thể được ví như tham gia chạy đua. Con người cần nghỉ ngơi để hồi phục, nhưng vì nhiệt độ ban đêm không giảm, cơ thể khó có thể giảm bớt căng thẳng”.

Nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí Nature Communications cho thấy, những nơi như Afghanistan, Papua New Guinea và Trung Mỹ - bao gồm Guatemala, Honduras và Nicaragua - được coi là “điểm nóng” về nắng nóng, đặc biệt dễ bị tổn thương do dân số tăng nhanh và khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe và nguồn cung cấp năng lượng hạn chế, làm suy yếu khả năng phục hồi của con người trước sự khắc nghiệt của thời tiết.

Cần những hành động có trách nhiệm

Nhiệt độ cao vào ban đêm phổ biến hơn ở các thành phố do hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, trong đó các khu vực đô thị nóng hơn đáng kể so với khu vực khác.

Những nơi nhiều nhựa đường, bê tông, nhà kính và đường cao tốc hấp thụ nhiều nhiệt của Mặt trời hơn những khu vực có công viên, sông và những con đường rợp bóng cây. Ban ngày, những khu vực có nhiều không gian xanh - với cỏ và cây cối phản chiếu ánh sáng Mặt trời và tạo bóng râm sẽ mát mẻ hơn.

Bà Kristie Ebi, chuyên gia về khí hậu và sức khỏe tại Đại học Washington nói với CNN: “Nhiều thành phố đang xây những hầm tránh nắng nóng”. Bà lưu ý các chính quyền thành phố cần suy nghĩ lại về quy hoạch đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu, thông tin đầy đủ về những hầm tránh nóng như trên để người dân có thể sử dụng phù hợp.

“Sẽ mất một thời gian để cây cối phát triển, nhưng cần phải có các chương trình trồng cây tập trung vào những nơi đặc biệt dễ bị tổn thương, để bảo đảm rằng quy hoạch thành phố có tính đến một tương lai nóng bức hơn nhiều”.

Các chuyên gia cho rằng, tần suất các hiện tượng cực đoan xảy ra liên tục là lời cảnh báo của thiên nhiên, đòi hỏi các quốc gia cần hành động một cách có trách nhiệm hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Trà Sư - cảnh sắc thiên nhiên muôn màu

Trà Sư - cảnh sắc thiên nhiên muôn màu

Điểm du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư (An Giang) vinh dự góp mặt trong Top 10 địa điểm du lịch mới được công ...

Câu chuyện chữa lành từ thiên nhiên của hai bà cháu tại Mỹ

Câu chuyện chữa lành từ thiên nhiên của hai bà cháu tại Mỹ

Bà Joy Ryan, 93 tuổi đã lập kỷ lục thế giới là người phụ nữ lớn tuổi nhất từng tham quan tất cả công viên ...

Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã

Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã

Với cường độ căng thẳng chưa từng có, với tính cực đoan tới mức khó tin như cướp bóc cửa hàng, tấn công các dịch ...

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím đạt ngưỡng gây hại rất cao trên cả nước

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím đạt ngưỡng gây hại rất cao trên cả nước

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 8/7, chỉ số UV đạt ngưỡng gây hại rất cao trên toàn ...

Điểm tin thế giới sáng 14/7: Họp thượng đỉnh Nhật Bản-EU, Chủ tịch Cuba thăm Bồ Đào Nha, Đức làm điều này với Trung Quốc

Điểm tin thế giới sáng 14/7: Họp thượng đỉnh Nhật Bản-EU, Chủ tịch Cuba thăm Bồ Đào Nha, Đức làm điều này với Trung Quốc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/7.

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động