'Lối rẽ' của máy bay trinh sát TU-214ON sau khi Nga rời Hiệp ước Bầu trời Mở

Trường Phan
Nga từng sử dụng phi đội Tu-214ON để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát theo Hiệp ước Bầu trời Mở (OON). Tuy nhiên, với tình hình chính trị - quân sự ngày càng căng thẳng và cả việc Nga rút khỏi Hiệp ước, số phận của máy bay quan sát này bước sang trang mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Khi còn là thành viên của OON, Bộ Quốc phòng Nga đã chủ động xây dựng biệt đội trinh sát quốc tế bao gồm các máy bay Tu-154M LK-1 và AN-30B tương đối cũ.

Vai trò của máy bay TU-214ON sau khi Nga rời hiệp ước Bầu Trời Mở
TU-214ON đảm nhận nhiệm vụ trinh sát và cải thiện quan hệ quốc tế. (Nguồn: Top War)

"Bóc" cấu hình máy bay trinh sát quang-điện tử

Năm 2014, máy bay Tu-214ON tiên tiến hơn chính thức gia nhập OON và trở thành “nòng cốt” của lực lượng này. Bên cạnh đó, Nga hợp tác với tập đoàn quân sự Vega phát triển Hệ thống Tổ hợp thiết bị quan sát trên không" (ASN OH/ BKAN) tích hợp trên Tu-214ON.

ASN OH/ BKAN là hệ thiết bị quang-điện tử radar và tổ hợp máy tính chỉ huy. Thiết bị được điều khiển bởi một phi hành đoàn gồm 5 người, kiêm vai trò điều hành chụp ảnh trên không, thiết bị hồng ngoại, camera và radar.

Tổ hợp nói trên hỗ trợ cả ban ngày và ban đêm dưới mọi điều kiện thời tiết. Tất cả các thiết bị trong tổ hợp phát huy khả năng thu thập dữ liệu hiệu quả nhất ở điều kiện lý tưởng. Trong trường hợp khác, tổ lái buộc phải sử dụng thiết bị ảnh nhiệt hoặc radar để hỗ trợ chất lượng thông tin.

Về cơ bản, Tu-214ON là một máy bay trinh sát quang-điện tử và vô tuyến điện để thu thập thông tin. Hiệu suất của thiết bị hạn chế như vậy nên hoàn toàn phù hợp với điều kiện của OON.

Do đó, nhiệm vụ chính của máy bay này là thu thập thông tin dữ liệu cần thiết, những vẫn đảm bảo không đe dọa an ninh của các quốc gia tham gia Hiệp ước.

Máy bay được trang bị radar nhìn bên Ronsard với tầm nhìn xa lên đến 25km và trường quan sát là 50km. Độ phân giải của radar được giới hạn trong 3m.

Tu-214ON được trang bị 3 camera kỹ thuật số chuyên dụng trên không. Đối với tầm bay ở độ cao lên đến 1.000m, camera truyền hình phối cảnh và 2 camera quan sát sẽ đảm nhận vai trò thu thập dữ liệu. Hệ thống hồng ngoại với độ phân giải của quang học được giới hạn ở 30cm theo quy ước của OON.

Máy bay Tu-214ON kết nối với tổ hợp thiết bị mặt đất COEN-214, gồm một máy trạm xử lý dữ liệu, công cụ in tài liệu,... Sau chuyến bay, dữ liệu từ máy tính trên máy bay được truyền tới COEN-214 để các chuyên gia phân tích và đánh giá kết quả.

Thời gian khai thác ngắn ngủi

Cặp máy bay Tu-214ON ra đời nhằm giải quyết các nhiệm vụ đảm bảo tính minh bạch của OON và cải thiện quan hệ quốc tế. Chiếc Tu-214ON đầu tiên (số hiệu 64519) cất cánh vào mùa Hè 2011 và chiếc thứ hai (số hiệu 64525) bay thử nghiệm vào cuối năm 2013.

Trong những năm gần đây, phía Mỹ từ chối chứng nhận thiết bị này hoạt động trên lãnh thổ của họ. Washington nghi ngờ máy bay mới của Nga không đáp ứng các đặc tính cần thiết và "khả năng trinh sát không có chứng nhận quốc tế". Chỉ vài tháng sau đó, Mỹ bắt đầu tìm lý do để rút khỏi Hiệp ước.

Vào tháng 5/2020, Washington chính thức công bố không còn là thành viên của tổ chức OON và vào ngày 22/11 cùng năm, Mỹ đã hoàn toàn rút khỏi thỏa thuận.

Theo đó, các chuyến bay mới của Tu-214ON hoặc các thiết bị tương tự từ các quốc gia khác qua lãnh thổ Mỹ giờ đây hoàn toàn bị cấm.

Đáp trả hành động của Mỹ, Nga cũng gấp rút toàn tất các thủ tục và chính thức rút khỏi Hiệp ước OON vào đầu năm 2021. Vì vậy, hoạt động ngắn ngủi của Tu-214ON trong vai trò nghĩa vụ quốc tế chính thức dừng lại, dấy lên nhiều nghi vấn rằng nhiều khả năng chúng sẽ bị “xếp xó” trong kho.

Tiềm năng hiện đại hóa

Tuy nhiên vào ngày 19/2 năm nay, tập đoàn công nghiệp Rostec đã tiết lộ thông tin về tương lai của Tu-214ON. Theo đó, công ty Vega đã sẵn sàng hiện đại hóa chức năng và vai trò mới cho mẫu máy bay này, biến nó trở thành thiết bị có thể phục vụ trong cả quân sự và dân sự.

Ban lãnh đạo Vega tuyên bố, Tu-214ON sau khi nâng cấp sẽ tập trung giải quyết một số nhiệm vụ theo mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng Nga. Tất nhiên, chúng vẫn tập trung vào thế mạnh thu thập dữ liệu.

Ngoài ra, máy bay này có thể được sử dụng để kiểm soát an ninh các đối tượng là các nhóm lực lượng vũ trang, theo dõi các cuộc tập trận của quân đội hoặc như một phần của các cuộc thử nghiệm vũ khí hoặc thiết bị khác.

Bên cạnh đó, các lực lượng Biên phòng Nga có thể sử dụng máy bay giám sát để tuần tra các khu vực biên giới. Với sự trợ giúp của Tu-214ON được hiện đại hóa, quân đội Nga có thể thực hiện việc lập bản đồ hoặc thu thập dữ liệu về địa hình, đặc biệt trong điều kiện băng giá.

Những bước đầu ở vai trò mới

Theo hãng thông tấn RIA News, hôm 6/3, Tu-214ON đã thực hiện một chuyến bay kiểm tra an ninh và khả năng ngụy trang của các cơ sở quân sự dọc theo lịch trình bay, đặc biệt là căn cứ hải quân Sevastopol và Novorossiysk.

Ngoài ra, Tu-214ON còn là cơ hội dành cho phi hành đoàn huấn luyện kỹ năng.

Cũng theo RIA, các nhiệm vụ khác của Tu-214ON đã được giải quyết trong suốt chuyến bay.

Quân đội tập trung đánh giá tiềm năng của trang bị trên máy bay Tu-214ON trong điều kiện nhiệm vụ đặc thù của lực lượng vũ trang. Từ đó, Nga có cơ sở để phân tích và đưa ra quyết định về việc khởi động hoạt động máy bay này hay tiếp tục hiện đại hóa nó trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2, ghi nhận mức cao kỷ lục
Tiêm kích Nga chặn máy bay trinh sát Mỹ, Thụy Điển và Na Uy; Moscow quan ngại NATO
Nga công bố video Su-27 xuất kích chặn đứng máy bay trinh sát Mỹ tại biển Đen
Máy bay trinh sát Mỹ tăng cường hiện diện quanh khu vực Biển Đông
"Phẫu thuật" tiềm lực máy bay trinh sát tối mật của Không quân Mỹ
(theo Top War)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động