Tỉnh Long An sở hữu điều kiện, vị trí đặc biệt chiến lược trong các mối quan hệ, giao lưu kinh tế liên vùng, liên khu vực. Cũng giống như các địa phương khác của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện nay, hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, cảng biển, kho lạnh.. của tỉnh Long An cũng đã được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út phát biểu tại Lễ ký kết Hợp đồng tư vấn lập quy hoạch tỉnh Long An, thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 2/3. |
Ngoài ra, tỉnh Long An cũng có nguồn lao động dồi giàu ngay tại địa phương với trên một triệu lao động, phần lớn đã qua đào tạo. Nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, Long An có thể dễ dàng thu hút lao động từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hay đội ngũ kỹ sư, chuyên gia từ Thành phố Hồ Chí Minh đến làm việc.
Phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có
Long An cũng là một địa phương mạnh về nông nghiệp. Sản lượng lúa hàng năm của tỉnh là hơn 2,8 triệu tấn. Ngoài lúa ra thì Long An còn có một số nông sản có thế mạnh như chuối, thanh long, bò thịt, rau sạch, chanh không hạt, tôm… Đặc biệt, trong đó có một số sản phẩm đã xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản (chuối), Australia (thanh long)…
Trong thời gian qua, tỉnh Long An cũng rất tích cực trong công tác cải cách hành chính, tích cực đổi mới, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại địa phương. Bằng chứng là trong vài năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Long An luôn nằm trong nhóm tốt của cả nước; riêng trong năm 2020, Long An đứng thứ ba cả nước, thuộc nhóm rất tốt.
Cảng quốc tế Long An, cửa ngõ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). |
Các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài đang được thực hiện với nhiều nhóm giải pháp như tạo quỹ đất sạch, thu hút nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp... Song song đó, Long An cùng nhà đầu tư quy hoạch các khu tái định cư, khu dân cư tập trung tạo điều kiện cho cư dân vùng dự án phát triển công nghiệp có nơi an cư, lạc nghiệp.
Với những nỗ lực trên, thời gian qua, có rất nhiều nhà đầu tư đến tỉnh tìm hiểu cơ hội đầu tư. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Long An dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với tổng vốn đăng ký là 3,3 tỷ USD, chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư đăng ký vào nước ta kể từ đầu năm. Những con số này đã nói lên một cách khách quan về nhận định của nhà đầu tư, của doanh nghiệp đối với những tiềm năng, lợi thế và môi trường đầu tư – kinh doanh tại tỉnh Long An.
Tàu lớn ra vào Cảng quốc tế Long An. |
Với những lợi thế đó, tỉnh Long An đang là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao của khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 là 9,61%/năm. Riêng trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh vẫn ước đạt từ 4-5%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo đúng định hướng của địa phương, trong đó công nghiệp – xây dựng chiếm 52,14/%, dịch vụ - thương mại là 32,54%, còn lại là nông nghiệp (15,32%) (số liệu năm 2020).
Trong làn sóng Covid-19 lần thứ tư vừa qua, dù là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng sau nhiều tháng chống dịch quyết liệt, đến nay, tình hình dịch bệnh ở tỉnh Long An đã cơ bản được kiểm soát. Tỉnh Long An là một trong những địa phương đầu tiên của khu vực mạnh dạn cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại cũng như đưa đời sống người dân sớm trở lại bình thường trong hoàn cảnh mới.
Bên cạnh độ tiêm phủ vaccine rộng, sau đợt dịch vừa qua, tỉnh Long An tự tin có đủ kinh nghiệm và nguồn lực cần thiết để chuẩn bị ứng phó với những tình huống diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian tới, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.
Khu công nghiệp Long Hậu - huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. |
Một số định hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển kinh tế-xã hội Tập trung nâng cao hiệu quả công tác lập, quản lý và triển khai thực hiện các quy hoạch theo Luật Quy hoạch, trọng tâm là quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, chú trọng tổ chức lại không gian phát triển một cách hợp lý, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển của các vùng đô thị, công nghiệp, nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển các thành phần kinh tế; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển đô thị, phát triển liên kết vùng. Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sống; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; đẩy mạnh công tác xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trận tự an toàn xã hội. |
Năng động hội nhập quốc tế
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Long An là một địa phương rất năng động. Đến nay tỉnh Long An đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với tám địa phương quốc tế, gồm hai tỉnh Svay Rieng và Prey Veng của Campuchia, tỉnh Khammouane của Lào, tỉnh Trat của Thái Lan, tỉnh Chungcheongnam-do của Hàn Quốc, tỉnh Hyogo của Nhật Bản, thành phố Sacramento của Hoa Kỳ, thành phố Leipzig của CHLB Đức.
Cho đến trước khi đại dịch Covid 19 xuất hiện thì các hoạt động giao lưu, hợp tác giữa tỉnh Long An và các tỉnh bạn diễn ra rất sôi nổi, đạt được nhiều thành quả cụ thể.
Tuy nhiên trong hai năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các hoạt động giao lưu, tiếp xúc trực tiếp gặp nhiều hạn chế, chủ yếu các bên trao đổi thông tin và gặp gỡ qua hình thức trực tuyến.
Hiện nay, tầm quan trong của hoạt động hợp tác quốc tế đang nhận được sự đồng thuận rất cao từ các cấp lãnh đạo đến địa phương tại tỉnh Long An. Tỉnh đã lựa chọn và xác định hợp tác quốc tế là một trong những cách thức quan trong nhất để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới đây.
Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và đặc biệt là Cục Ngoại vụ thông qua các diễn đàn, các buổi đối thoại, gặp gỡ… được tổ chức thời gian qua, địa phương đã có nhiều kênh đối thoại, tiếp xúc với các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước. Đây cũng là những hoạt động có vai trò tích cực, góp phần đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của địa phương, “giữ lửa” cho công tác đối ngoại, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
| Long An: Điểm đến tiềm năng của các đối tác CHLB Đức Tỉnh Long An tích cực xúc tiến hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó, xác định Đức là một đối tác rất ... |
| Thủ tướng Chính phủ thăm Cảng quốc tế Long An và dự án Nhà máy điện LNG Long An TGVN. Sáng 21/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã tới thăm Cảng quốc tế ... |