Mới đây, trong chuyến công tác tại Thụy Điển, Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh Vũ Thị Huỳnh Mai đã cùng đoàn đến thăm lớp học tiếng Việt của con em người Việt tại tại thành phố Linköping, vùng Östergötland.
Đoàn công tác tới thăm lớp học tiếng Việt của cô Lưu Sally tại vùng Östergötland, Thụy Điển. (Nguồn: Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) |
Tin liên quan |
Lớp học tiếng Việt yêu thương cho trẻ em người Việt tại Nhật Bản |
Lớp học tiếng Việt do cô Lưu Sally tổ chức tại Trường THCS Elsa Brandstrom. Nhận thấy sự cần thiết của việc giữ gìn văn hóa và ngôn ngữ mẹ đẻ cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Việt tại Thụy Điển, cô đã tận dụng thời gian ngoài thời gian làm kinh doanh để dạy tiếng Việt cho các em học sinh từ lớp 7 đến lớp 9.
Lớp học là nơi các em học sinh người Việt học tiếng mẹ đẻ từ 30-60 phút mỗi ngày sau khi hoàn thành chương trình học chính khóa.
Đồng hành cùng cô Lưu Sally trong nhiệm vụ này là ông Lê Sơn Hà, Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Thụy Điển.
Cô Lưu Sally chia sẻ rằng việc dạy tiếng Việt cho các em không hề dễ dàng. Độ tuổi từ lớp 7 đến lớp 9 là thời điểm các em phát triển cá tính, đòi hỏi người dạy phải linh hoạt và kiên trì. Việc dạy tiếng Việt không chỉ là dạy chữ, mà còn là cách giúp các em hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam.
Đối với cô, mỗi bước tiến của học trò là niềm động viên lớn lao, và cô cảm thấy tự hào khi thấy các em dần dần hòa nhập vào cả hai môi trường văn hóa.
Không chỉ được sự ủng hộ của cộng đồng, lớp học của cô Sally còn nhận được sự đánh giá cao từ bà Sabina Carlsson - Phó Hiệu trưởng Trường Elsa Brandstrom.
Bà Carlsson cho biết: "Nhà trường luôn tạo điều kiện để các em tham gia lớp học tiếng Việt, cùng với 15 ngôn ngữ khác mà nhà trường đang giảng dạy. Điều này không chỉ giúp các em tiếp cận tốt hơn với chương trình học mà còn tạo điều kiện để các em giữ vững bản sắc văn hóa của mình”.
Đến thăm lớp học, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh, rất xúc động trước nỗ lực duy trì tiếng Việt của cô Lưu Sally và các em học sinh.
Bà chia sẻ: "Tiếng Việt còn, dân tộc còn. Dù các em có sinh sống ở bất kỳ đâu, các em vẫn là người Việt Nam, và cần phải giữ gìn tiếng Việt. Điều này sẽ giúp các em học thêm ngôn ngữ khác một cách tự nhiên và hiệu quả hơn."
Trong buổi gặp gỡ, một học sinh đã bày tỏ mong muốn được hỗ trợ sách tiếng Việt và tập viết chữ ô-ly, giúp các em cảm thấy như đang học trong môi trường giáo dục tại quê nhà.
Bà Mai nhận định rằng, giữ gìn tiếng Việt không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mà cần sự chung tay từ cả cộng đồng và sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước.
| Truyền cảm hứng về tình yêu và tâm huyết gìn giữ tiếng Việt Tối 8/9, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương đã được tổ chức tại ... |
| Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái quý báu của dân tộc, các tổ chức và cộng đồng người Việt Nam ở ... |
| Trao hơn 600 triệu đồng của kiều bào ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 Chiều 13/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê ... |
| Người Việt tại Thái Lan quyên góp hướng về đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 Ngày 19/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã gặp mặt đại diện kiều bào để trao đổi về tình hình quyên góp ... |
| Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ I): Đem tình yêu đến mọi nơi Hưởng ứng Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, TG&VN giới thiệu một số tấm gương vừa được ... |