Nhỏ Bình thường Lớn

Lựa chọn khó khăn

Dư âm cuộc tấn công khủng bố ở Mumbai vẫn làm cho Ấn Độ chưa hết bàng hoàng. Nỗi tức giận tột độ bao trùm khắp đất nước. Sự sợ hãi trước khả năng dễ bị tấn công và sự thất bại của các cơ quan công quyền, đặc biệt khi những chứng cứ chỉ ra rằng các cuộc tấn công đã được lên kế hoạch và khởi phát phát từ lãnh thổ Pakistan, những lời kêu gọi có các hành động quyết liệt càng gia tăng. Nhưng Ấn Độ có thể làm được gì?
Dư âm cuộc tấn công khủng bố ở Mumbai vẫn làm cho Ấn Độ chưa hết bàng hoàng. Nỗi tức giận tột độ bao trùm khắp đất nước. Sự sợ hãi trước khả năng dễ bị tấn công và sự thất bại của các cơ quan công quyền, đặc biệt khi những chứng cứ chỉ ra rằng các cuộc tấn công đã được lên kế hoạch và khởi phát phát từ lãnh thổ Pakistan, những lời kêu gọi có các hành động quyết liệt càng gia tăng. Nhưng Ấn Độ có thể làm được gì?

Những kẻ khủng bố đã tấn công vào các mục tiêu đa dạng ở Mumbai, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chúng gây ra chết chóc và sự phá hủy nhưng gần như không bị trừng phạt. Chúng trình diễn sức mạnh, làm người dân Ấn Độ sợ hãi, làm bẽ mặt Chính phủ. Chúng làm sứt mẻ hình ảnh một đất nước Ấn Độ như là một cường quốc kinh tế đang nổi, một câu chuyện thành công của kỷ nguyên toàn cầu hóa và sức hút mãnh liệt đối với các nhà đầu tư và khách du lịch. Thay vào đó, thế giới đang nhìn Ấn Độ như một đất nước không an toàn và dễ bị tổn thương, một quốc gia yếu, dễ bị “thao túng”. Các chuyên gia chống khủng bố hàng đầu thế giới thậm chí còn nhận thấy rằng, dường như chỉ 10 người đàn ông không sợ chết có thể dễ dàng bắt bất cứ thành phố nào trên thế giới làm “con tin”.

 

Chất vấn một kẻ khủng bố đang sống sót, chứng cứ từ điện thoại vệ tinh và các tin tức tình báo khác cho thấy các cuộc tấn công được thực hiện bởi nhóm khủng bố Lashkar-e-Taiba, một nhóm khủng bố từng được Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI) bảo trợ. Lashkar từng bị Tướng Pervez Musharraf giải tán sau cuộc tấn công khủng bố 11/9 nhưng rồi được tổ chức lại với một cái tên khác và thậm chí mạnh hơn trước.

 

Quân đội Pakistan nhận thấy các nhóm chiến binh là những công cụ hữu hiệu để làm đổ máu các đối thủ của họ ở Ấn Độ và Afghanistan. Vào tháng 7, các nguồn tin tức tình báo của Mỹ tuyên bố công khai rằng vụ tấn công tự sát vào sứ quán Ấn Độ ở Kabul đã được thực hiện theo mệnh lênh của ISI. Tình tiết này, cùng với nhiều sự việc khác, khẳng định rằng Chính phủ dân sự ở Islamabad quá yếu khi đối đầu với lực lượng quân đội hùng mạnh.

 

Bởi thế nếu Mỹ và Ấn Độ yêu cầu, như họ vẫn thường làm, Pakistan sẽ giải tán Lashkar và các nhóm tương tự khác, tháo dỡ các cơ sở huấn luyện, phong tỏa các tài khoản ngân hàng (trước khi chúng được chuyển sang các tên khác một cách đơn giản) và bắt giữ các thủ lĩnh, họ sẽ đối mặt với bài toán hóc búa của Pakistan: Quân đội chưa sẵn sàng và Chính phủ dân sự thì không có khả năng.

 

Một số người ở Ấn Độ hiện kêu gọi các hành động quân sự, bao gồm việc tấn công các cơ sở khủng bố trên lãnh thổ Pakistan. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh mà không bên nào có thể thắng. Một hành động như thế của Ấn Độ sẽ làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc chống Ấn Độ ở Pakistan và “khuấy động” biên giới Afghanistan. Vì những lý do này, Mỹ kêu gọi Ấn Độ không dùng biện pháp trả đũa quân sự, điều có thể làm xói mòn các mục tiêu của Mỹ ở Afghanistan. Hậu quả của cuộc chiến đó còn khó kiểm soát hơn nhất là khi cả Ấn Độ và Pakistan đều sở hữu vũ khí hạt nhân.

 

Nguyên Vy(dịch theo bài viết của Shashi Tharoor (*) - Project-syndicate.org)

 

(*) Tác giả là tiểu thuyết gia và nhà bình luận, nguyên Phó Tổng thư ký LHQ.

Tên bài do TG&VN đặt.