Lựa chọn khó khăn của Australia ở Biển Đông

Hồng Phúc
Australia có thể buộc phải đưa ra những quyết định quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc có những động thái ngày càng hung hăng ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu chiến Australia tham gia tập trận ở Biển Đông năm 2020. (Nguồn: Hải quân Hoàng gia Australia)
Tàu chiến Australia tham gia tập trận ở Biển Đông năm 2020. (Nguồn: Hải quân Hoàng gia Australia)

Trong bài viết trên trang mạng news.com.au ngày 2/6, Giáo sư Richard Heydarian (Đại học Bách khoa Philippines) và Tiến sĩ Malcolm Cook (Viện Lowy, Australia) cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc có những động thái ngày càng hung hăng ở Biển Đông, Australia có thể buộc phải đưa ra những quyết định quan trọng.

Một phiên bản khác

Viết trên tờ The Diplomat, Giáo sư Heydarian nhận định rằng tình hình ở Biển Đông giống như tình hình ở châu Âu trước khi Thế chiến I nổ ra.

Vị chuyên gia về địa chính trị cảnh báo: “Theo nhiều cách, các tranh chấp ở Biển Đông ngày nay là phiên bản của các tranh chấp ở Balkan đầu thế kỷ XX, nơi mà ‘một điều ngu xuẩn chết tiệt nào đó’ có thể khơi mào cho một cuộc xung đột toàn cầu tàn khốc không có tiền lệ và ngoài sức tưởng tượng ngông cuồng nhất của chúng ta".

Ngay ở trung tâm hàng hải của châu Á đang xuất hiện mọi yếu tố cấu thành "một trận đại hồng thủy toàn cầu" mà có khả năng phá vỡ hòa bình, ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Theo ông, "đây cũng là nơi tham vọng bá quyền của Trung Quốc được thể hiện đầy đủ, gây hậu quả nghiêm trọng cho các nước láng giềng nhỏ bé và cho trật tự quốc tế tự do rộng lớn hơn".

Trung Quốc hiện nay quá lớn, đến mức khó ai có thể kiềm chế cường quốc này. Thế nhưng, Bắc Kinh cũng quá "phàm ăn", đến mức thế giới không thể mãi "nhắm mắt làm ngơ", không lên tiếng phản đối.

Giáo sư Heydaria nêu rõ: "Nếu có một bài học mà lịch sử dạy cho chúng ta, thì đó là cần tránh rơi vào thuyết định mệnh chiến lược - một thứ có nguy cơ biến Biển Đông thành 'ao nhà' của Trung Quốc - và sự ganh đua liều lĩnh giữa các siêu cường, điều có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột toàn cầu”.

Thế khó của Canberra

Trong bản báo cáo chính sách mới đây, nhà nghiên cứu Malcolm Cook nhận định: “Ngày càng có nhiều khả năng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gây thêm áp lực buộc Australia tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (FONOP)".

Australia đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc là gây tổn hại cho mối quan hệ của Canberra với Bắc Kinh hoặc từ chối yêu cầu của Mỹ.

Có một ý kiến gây chú ý đối với Quốc hội Australia, đó là theo chân các đối tác Mỹ, Australia gửi các tàu chiến của mình đến phạm vi 12 hải lý ngay trong tầm đạn pháo và tên lửa của các đảo nhân tạo kiên cố của Trung Quốc.

Phạm vi 12 hải lý có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là khoảng cách mà luật biển quốc tế xác định là ranh giới lãnh thổ có chủ quyền của các đảo tự nhiên, tồn tại lâu dài.

Tiến sĩ Cook phân tích: “Đúng như dự đoán, Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ các hoạt động này của Mỹ và coi các hoạt động này là một cái cớ để tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo”.

Và điều đó tạo ra một điểm kích hoạt khác cho “điều ngu xuẩn chết tiệt nào đó”.

Theo vị học giả người Canada này, “Australia không nên tiến hành các FONOP ở Biển Đông đi qua phạm vi 12 hải lý của các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

So với các FONOP của Mỹ, bất kỳ FONOP nào của Australia ở Biển Đông đều có thể phải đối mặt với rủi ro lớn hơn và các phản ứng trừng phạt mạnh hơn từ phía Trung Quốc”.

Dù vậy, Australia vẫn nên "tham gia các cuộc tập trận hải quân song phương và quy mô nhỏ với các quốc gia Đông Nam Á ven biển có thiện chí. Các cuộc tập trận này có thể diễn ra trong các vùng đặc quyền kinh tế của các nước này ở Biển Đông”.

Ông Cook khẳng định: “Australia nên làm điều này thường xuyên và công khai hơn”.

Kết hợp can dự và răn đe

Trong khi đó, Giáo sư Heydarian nêu ý kiến: “Để ngăn chặn sự thống trị tiềm tàng của Trung Quốc đối với huyết mạch chính của thương mại toàn cầu, điều cần thiết là phải thực hiện phương thức đa phương nhằm kiểm soát Bắc Kinh thông qua sự kết hợp tối ưu giữa can dự và răn đe".

Các cường quốc cùng chí hướng và các nước láng giềng bị bao vây của Trung Quốc cần triển khai tổng hợp các biện pháp đối phó ngoại giao, kinh tế và quân sự để duy trì một trật tự tự do và rộng mở trong khu vực năng động nhất trên thế giới này...

"Những gì đang bị đe dọa chính là tương lai của trật tự toàn cầu thế kỷ XXI”, Giáo sư Heydarian nhấn mạnh.

Viện Lowy, giống như Giáo sư Heydarian, đề xuất một lập trường không xung đột công khai nhưng cũng không nhượng bộ trong các quyền lãnh thổ của các quốc gia ở Biển Đông.

Trong khi đó, một báo cáo của Viện Lowy cảnh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không đồng ý với bất kỳ đề xuất nào do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra nếu đề xuất đó phù hợp với phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016.

Điều này sẽ gây bất ổn thêm cho một khu vực vốn đã có phản ứng “không cân bằng” trước sự bành trướng lãnh thổ hung hăng của Bắc Kinh, cũng như gây khó khăn cho việc đạt một thỏa thuận giữa các quốc gia Đông Nam Á về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Thực tế này cũng sẽ làm gia tăng áp lực đối với Canberra trong việc "chọn phe".

Viện Lowy, giống như Giáo sư Heydarian, đề xuất một lập trường không xung đột công khai nhưng cũng không nhượng bộ trong các quyền lãnh thổ của các quốc gia ở Biển Đông.

Theo lập luận của chuyên gia Cook, “Cách tiếp cận hiếu chiến hơn của Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền trái pháp luật của nước này ở Biển Đông trực tiếp thách thức các lợi ích cốt lõi của Australia và thách thức trật tự dựa trên luật lệ toàn cầu”.

Ông đề xuất Australia cần tham gia các hoạt động ngoại giao và ủng hộ nhiều hơn nữa đối với các quốc gia trong khu vực, đồng thời không ngừng khẳng định giá trị và hiệu lực của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Báo cáo của Viện Lowy kết luận: “Những điều chỉnh chính sách này sẽ thúc đẩy lợi ích của Australia trong việc củng cố quyết tâm của các quốc gia Đông Nam Á ven biển trong các cuộc đàm phán COC với Trung Quốc, điều hòa áp lực phải tiến hành FONOP ở Biển Đông và giảm khả năng cũng như quy mô của các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc nhằm vào Australia”.

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ không thể thờ ơ với Biển Đông!
Australia-New Zealand 'lên cót' cho nhau làm vai trò đầu tàu rộng lớn hơn ở Thái Bình Dương
Lần đầu tiên EU-Nhật Bản ra tuyên bố chung đề cập loạt vấn đề 'qua mặt' Trung Quốc, Bắc Kinh nổi giận
Tàu chiến Australia hoạt động tích cực và không muốn bỏ trống Biển Đông
Công ty Australia tham vọng 'trú chân' lâu dài ở cửa ngõ hàng hải vào Biển Đông

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Trong những năm gần đây, làm đẹp tự nhiên đã trở thành xu hướng nổi bật trong ngành thẩm mỹ. Khách hàng không chỉ muốn cải thiện vẻ ngoài mà ...
HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

Tự tin vào khả năng Barcelona có thể đi đến tận cùng Champions League 2024/25, HLV Hansi Flick thêm trận chung kết vào lịch làm việc của mình.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao ...
Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí ...
Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động