Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quy định trước

Anh Sơn
Việc Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ra của Quốc hội khi biểu quyết thông qua các luật này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quy định trước
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng,...

Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

Tin liên quan
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra

Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (đây là những luật đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025).

Kết quả biểu quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử cho thấy có 404 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm 83,13%). Theo đó, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật trên.

Như vậy, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, tức sớm hơn 5 tháng.

Trước khi thông qua luật trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành luật, điều chỉnh hiệu lực của 4 luật (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024), song vẫn còn băn khoăn việc bảo đảm các điều kiện để có thể thi hành luật.

Cụ thể, có ý kiến đại biểu đề nghị giữ nguyên hiệu lực của các luật từ ngày 1/1/2025 để thời gian từ nay đến ngày 1/1/2025, các cơ quan tập trung xây dựng các Nghị định, Thông tư một cách kỹ lưỡng, chất lượng và các địa phương được tiếp cận với các Nghị định, Thông tư đó để xây dựng các văn bản hướng dẫn của địa phương.

Có ý kiến đề nghị làm rõ việc chọn thời điểm có hiệu lực của các luật là từ ngày 1/8/2024. Cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ đã có Tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm với đề xuất đó.

Liên quan đến các ý kiến trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã thể chế hóa nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta, khắc phục hạn chế, vướng mắc của các luật trước đây.

Các luật này cũng có nhiều quy định mang tính đổi mới, tiến bộ, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới, nhiều quy định trong các luật có thể áp dụng được ngay mà không cần văn bản hướng dẫn chi tiết.

Vì vậy, việc Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ra của Quốc hội khi biểu quyết thông qua các luật này.

Phổ biến và giải đáp về Luật Đất đai 2024 cho người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến và giải đáp về Luật Đất đai 2024 cho người Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 27/6, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) - Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Đoàn Luật sư ...

Theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, từ khi các luật được thông qua cho đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tích cực, nỗ lực triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Trên cơ sở quyết tâm và cam kết của Chính phủ, được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc bổ sung dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để các cơ quan của Quốc hội thẩm tra chính thức, Quốc hội tiếp tục xem xét và nếu đủ điều kiện sẽ thông qua tại kỳ họp này.

Về điều kiện bảo đảm thi hành luật, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định một điều cho phép các đối tượng có quyền lựa chọn thời điểm có hiệu lực của các luật. Ý kiến khác cho rằng nếu cho lựa chọn thời điểm có hiệu lực thì sẽ dẫn đến việc áp dụng không đồng bộ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Việc cho phép đối tượng lựa chọn thời điểm có hiệu lực sẽ không bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng về chính sách của Nhà nước đối với thời điểm thực hiện các nội dung chuyển tiếp; cũng không bảo đảm hiệu lực về không gian được quy định tại Điều 155 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và có thể dẫn tới việc tùy tiện trong áp dụng các quy định của luật theo các thời điểm hiệu lực khác nhau, gây khó quản lý.

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu Quốc hội cũng cho rằng trường hợp luật được thông qua, thời gian cho các địa phương ban hành văn bản thuộc thẩm quyền rất gấp nên đề nghị Chính phủ nhận diện rõ và đánh giá một cách đầy đủ về rủi ro, thách thức, khó khăn, vướng mắc có thể phát sinh và có giải pháp phù hợp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội là hoàn toàn xác đáng. Tại Báo cáo số 338/BC-CP ngày 24/6/2024 của Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đối với dự án luật, Chính phủ đã báo cáo về tiến độ ban hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành tại phụ lục số 01.

Đối với các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của địa phương, theo báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tập trung ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

“Chính phủ khẳng định trường hợp Quốc hội thông qua dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 7 thì vẫn còn thời gian để các địa phương hoàn thiện, ban hành theo thẩm quyền bảo đảm tiến độ, chất lượng và có hiệu lực từ ngày 1/8/2024,” Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh thông tin.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo sát sao công tác ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của các bộ, ngành, địa phương, không để xảy ra vướng mắc do thiếu hoặc chậm ban hành văn bản cụ thể hóa, không để xảy ra tình trạng thông tư “chờ” nghị định, văn bản của địa phương “chờ” văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn của Trung ương, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành các luật từ ngày 1/8/2024 khi luật này được Quốc hội thông qua.

Cùng với đó, Chính phủ chịu trách nhiệm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về việc tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung các luật này.

Đại sứ Vũ Hồ: Bện tơ kết lụa Việt Nam-Hàn Quốc thịnh vượng và bền vững

Đại sứ Vũ Hồ: Bện tơ kết lụa Việt Nam-Hàn Quốc thịnh vượng và bền vững

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thể hiện quyết tâm của hai nước bện những sợi tơ ...

Thủ tướng Han Duck Soo: Việt Nam-Hàn Quốc là đối tác hợp tác không thể tách rời trong thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

Thủ tướng Han Duck Soo: Việt Nam-Hàn Quốc là đối tác hợp tác không thể tách rời trong thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

Việt Nam trở thành một trong 3 đối tác thương mại quan trọng nhất của Hàn Quốc với việc hai nước đang hướng tới mục ...

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Vụ trưởng

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Vụ trưởng

Ngày 28/6, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Vụ trưởng của ...

Doanh nghiệp châu Âu đặc biệt coi trọng thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu đặc biệt coi trọng thị trường Việt Nam

Sáng ngày 28/6, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao của Hội đồng Kinh ...

Việt Nam-Đức cập nhật và xây dựng phương hướng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam-Đức cập nhật và xây dựng phương hướng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ đã có các cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang Đức (BMBF), một số ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Nhận định trận đấu, soi kèo Romania vs Hà Lan, 23h00 ngày 2/7 - Vòng 1/8 EURO 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo Romania vs Hà Lan, 23h00 ngày 2/7 - Vòng 1/8 EURO 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo Romania vs Hà Lan tại vòng 1/8 EURO 2024 được diễn ra vào lúc 23h00 ngày 2/7.
Thông tin mới về đồng hồ thông minh Apple Watch X

Thông tin mới về đồng hồ thông minh Apple Watch X

Theo thông tin mới nhất, Apple Watch X sẽ trở thành chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch có màn hình lớn nhất từ trước đến nay của “Táo khuyết”.
XSMN 1/7, kết quả xổ số miền Nam thứ 2 ngày 1/7/2024. xổ số hôm nay 1/7

XSMN 1/7, kết quả xổ số miền Nam thứ 2 ngày 1/7/2024. xổ số hôm nay 1/7

XSMN 1/7 - Kết quả xổ số miền Nam ngày 1 tháng 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/7/2024. SXMN 1/7. KQXSMN thứ 2. xổ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/7 và sáng 3/7: Lịch thi đấu EURO 2024 vòng 1/8 - Romania vs Hà Lan; Copa America vòng bảng - Brazil vs Colombia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/7 và sáng 3/7: Lịch thi đấu EURO 2024 vòng 1/8 - Romania vs Hà Lan; Copa America vòng bảng - Brazil vs Colombia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/7 và sáng 3/7: Lịch thi đấu EURO 2024 vòng 1/8 - Áo vs Thổ Nhĩ Kỳ; Copa America vòng bảng - Brazil ...
Chưa hài lòng với ‘gói combo’ trừng phạt Nga, EU quyết thẳng tay với quốc gia châu Âu thân Moscow này

Chưa hài lòng với ‘gói combo’ trừng phạt Nga, EU quyết thẳng tay với quốc gia châu Âu thân Moscow này

Chưa hài lòng với ‘gói combo’ trừng phạt Nga, EU quyết thẳng tay với quốc gia châu Âu này...
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày Thứ Ba 2/7/2024: Sư Tử độc đoán trong tình yêu

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày Thứ Ba 2/7/2024: Sư Tử độc đoán trong tình yêu

Tử vi hôm nay 2/7/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Phiên bản di động