TIN LIÊN QUAN | |
EU vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn khí đốt từ Nga | |
Nga và Iran công bố các thỏa thuận hợp tác khí đốt quan trọng |
Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga cho biết, trong tháng 1/2018, tập đoàn này đã hoàn tất đơn vận sang châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ với tổng giá trị kỷ lục là 193,9 tỷ mét khối khí, cao hơn 8% so với mức kỷ lục trước đó được lập vào năm 2016. Kết quả này không chỉ là thắng lợi về mặt tài chính cho Gazprom, tập đoàn có xuất khẩu dầu khí là nguồn lợi nhuận chính, mà còn là một thắng lợi chính trị vào thời điểm mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và EU đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Chủ tịch Gazprom, ông Alexei Miller khẳng định các con số này "cho thấy nhu cầu tiêu thụ khí đốt nhập từ Nga của các nước châu Âu đang ngày càng tăng, đồng thời thể hiện lòng tin vào những đơn vận này trong các giao dịch". Theo số liệu của Gazprom, lượng cung hàng sang Đức và Áo đã đạt mức cao lịch sử và xuất khẩu sang Pháp tăng 6,7% so với năm 2016.
Nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Nga tại Tây Âu và Trung Âu rất lớn. (Nguồn: AP) |
"Đòn bẩy" lợi hại của Moscow
Brussels đặt mục tiêu đa dạng hóa nguồn năng lượng sau một loạt cuộc khủng hoảng khí đốt xảy ra giữa Moscow và Kiev tác động đến nguồn cung dầu cho châu Âu. Tuy nhiên, lượng khí đốt của Nga ở châu Âu chỉ tăng trong vài năm gần đây và hiện chiếm 1/3 tổng lượng tiêu thụ khí đốt tại EU. Mục tiêu đó được củng cố bởi những căng thẳng giữa Brussels và Moscow sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra năm 2014, dẫn tới nỗi lo sợ Moscow sử dụng đòn bẩy khí đốt của mình làm phương tiện địa chính trị.
Trong khi đó, sự đa dạng hóa trở nên dễ thành công hơn với sự phát triển của thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), thường được vận chuyển bằng tàu hơn là bằng đường ống, cho phép việc nhập khẩu các nguồn cung từ Qatar và thậm chí là Mỹ.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố đã thúc đẩy lượng tiêu thụ khí đốt của Nga. Theo Valery Nesterov, nhà phân tích dầu mỏ và khí đốt thuộc Ngân hàng Sberbank CIB của Nga, nhu cầu của EU về khí đốt đang tăng do "sự phục hồi kinh tế" ở châu Âu và do giá khí đốt trở nên "cạnh tranh hơn" so với giá than đá.
Các lý do khác cũng góp phần làm gia tăng nhu cầu khí đốt ở châu Âu bao gồm mùa Đông đến, sự suy giảm sản lượng khí đốt của châu Âu (chủ yếu là Hà Lan) và việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, ví dụ như ở Đức.
Xét về khả năng Nga giảm xuất khẩu dầu khí sang EU trong năm nay sau mức tăng kỷ lục năm 2017, Nesterov cho rằng xu hướng chung sẽ không thay đổi: "Gazprom sẽ tiếp tục giữ được thị phần ở EU".
Khai thác dầu tại mỏ Gazprom ở Khanty-Mansiysk, Nga. (Nguồn: TASS) |
Sự cảnh giác của EU
Nhu cầu lớn từ châu Âu đã cho phép Gazprom tăng sản lượng sau khi hoạt động kinh doanh yếu kém trong vài năm gần đây do suy giảm thị phần tại thị trường nội địa và những biến động tại Ukraine, một khách hàng quan trọng đã ngừng mua khí đốt của Nga từ năm 2015. Hiện Gazprom cũng đang tìm cách phát triển các đường ống dẫn mới với sự hỗ trợ của các công ty lớn của châu Âu nhằm duy trì thị phần tại đây. Tuy nhiên, EU đang rất cảnh giác.
Brussels đã phong tỏa "Dòng chảy phương Nam", một dự án của Nga nhằm nới lỏng xuất khẩu sang các nước Nam Âu. Brussels cũng đang chống lại các dự án khác như "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", một đường ống chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ và "Dòng chảy phương Bắc 2", chạy qua Biển Baltic. Những dự án này đều được Gazprom khẳng định là cần thiết cho nhu cầu ngày càng tăng của châu Âu trong tương lai.
Thierry Bros, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford nhấn mạnh: "Thị trường châu Âu chọn nguồn khí đốt rẻ nhất để sản xuất và sử dụng, đó là khí đốt của Nga. Châu Âu bị cho là đang quá phụ thuộc nhưng họ chưa làm gì để thay đổi điều
"Chúng ta có thể nói rằng các biển báo hạn chế tốc độ đã được dựng lên nhưng chúng không hiệu quả do không có biện pháp kiểm tra tốc độ. Có các cơ chế để điều chỉnh nhưng lại không có gì để xác nhận rằng chúng được tôn trọng", ông nói thêm.
Gần đây, Nga đã thực hiện một bước tiến dài vào thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khi đặt trạm LNG Yamal ở Bắc cực. Trạm này do công ty sản xuất khí đốt Novatek của Nga tài trợ với sự hỗ trợ của công ty Total của Pháp. Dự án Yamal sẽ cung cấp khí đốt cho cả châu Âu và châu Á thông qua các tuyến đường biển.
Đa dạng hóa nguồn cung khí đốt cho EU bị ngăn cản bởi một "chướng ngại vật" rất đơn giản. Theo Thierry Bros, đó là nó "đặt ra các chi phí bổ sung và câu hỏi là ai sẽ trả các khoản phí đó".
Châu Âu tiếp tục “khát” khí đốt của Nga Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nga, xuất khẩu khí đốt của Nga trong 6 tháng đầu năm nay tăng 8,6% so với ... |
Ukraine có thể thiếu khí đốt vào mùa đông tới Đó là tuyên bố của Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatseniuk tại một cuộc họp Nội các hôm 22/10. |
Nga - Trung ký thỏa thuận về khí đốt Ngày 13/10, Trung Quốc và Nga đã ký một Thỏa thuận hợp tác liên chính phủ trong lĩnh vực khí đốt. Theo đó, Nga sẽ ... |