Lý do khiến Nga rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế?

Duyên Thảo Nhi
Sau khi rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), Nga sẽ tự xây dựng và thành lập một trạm không gian hoàn toàn mới. Dự kiến, dự án này có giá trị lên tới 6 tỷ USD và sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2030.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu Soyuz MS-09 của Nga khi cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. (Nguồn: NASA)
Tàu Soyuz MS-09 của Nga khi cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. (Nguồn: NASA)

Sau gần hai thập niên hợp tác với các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, tuần qua, Nga thông báo, nước này sẽ rút khỏi ISS từ năm 2025 và sẽ tự mình xây dựng một trạm không gian mới trên quỹ đạo.

Hãng thông tấn Nga TASS ngày 20/4 dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov, Moscow hoàn toàn có đủ tiềm lực để tự mình xây dựng một trạm không gian mới.

Cùng ngày, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin cho biết, Nga đã sẵn sàng xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình nếu Tổng thống Vladimir Putin cho phép.

Ông chia sẻ, Nga vẫn bỏ ngỏ khả năng hợp tác quốc tế trong dự án trạm không gian mới này.

Động thái này của Moscow xuất hiện vào thời điểm quan hệ giữa Nga và Mỹ đang xấu đi trên nhiều phương diện, hợp tác liên quan đến ISS cũng bị ảnh hưởng.

Thậm chí, hai bên đã từng cáo buộc nhau có hành vi quân sự hóa không gian.

Kế hoạch thay thế ISS

Theo báo cáo của Financial Times, Nga là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của ISS, khi các quốc gia khác đều dựa vào công nghệ xây dựng trạm vũ trụ tiên tiến của Nga để xây dựng trạm vũ trụ này trong những năm đầu tiên.

Bộ phận đầu tiên của ISS được đưa lên vũ trụ năm 1998 là do Nga sản xuất.

Các nước phương Tây cần tên lửa của Nga để chở vật liệu, con người đến và đi từ ISS.

Sự phụ thuộc này càng tăng lên khi NASA ngừng hoạt động đội tàu con thoi vào năm 2011 và Soyuz trở thành phương tiện chở khách duy nhất có thể đưa các phi hành gia vào quỹ đạo.

ISS một trạm không gian đa quốc gia được điều hành bởi Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nga và một số nước châu Âu hoạt động dưới quyền của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

ISS là một dấu ấn trong sự hợp tác quốc tế thời hậu Chiến tranh Lạnh. Nhưng giờ đây, sau hai thập kỷ, các bên đang gặp khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận cụ thể về tiến trình hợp tác trong thời gian tới.

Hiện tại, Tập đoàn Tên lửa và Vũ trụ Energia của Nga đang nghiên cứu để xây dựng trạm không gian mang tên Russia Orbital Space Station (ROSS) nhằm thay thế ISS.

Trạm sẽ bao gồm ba đến bảy module với một module lõi, một module sản xuất, một cabin hậu cần, một cabin nền tảng để lắp ráp, hạ thủy và sửa chữa, và một cabin thương mại có thể chứa bốn khách du lịch vũ trụ.

Trạm này được thiết kế với kiến trúc mở cùng tuổi đời không giới hạn do các module sẽ được Nga thay thế thường xuyên. Trạm sẽ bay trong quỹ đạo với độ cao 400 km so với mực nước biển và nghiêng 98 độ, cho phép theo dõi toàn bộ bề mặt Trái đất, chủ yếu là Bắc Cực và tuyến đường biển phía Bắc.

Phó Thủ tướng Yuri Borisov cho biết, trong tương lai, trên trạm không gian của Nga, ngoài các phi hành gia còn có sự tham gia làm việc của trí tuệ nhân tạo và robot. Ông nhấn mạnh, Nga đã sẵn sàng xem xét cho các phi hành đoàn nước ngoài đến thăm.

Tờ Interfax của Nga dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết nước này dự định chi tới 6 tỷ USD để khởi động dự án này.

Lý do Nga rút khỏi ISS

Việc Nga rút khỏi ISS đã được lên kế hoạch trong nhiều năm nhưng bây giờ mới được công bố vì nhiều lý do liên quan đến chính trị, tài chính và kỹ thuật. Theo Phó Thủ tướng Nga Borisov, trong những năm gần đây, ISS đã bắt đầu xuống cấp, các phi hành gia thường xuyên phát hiện các vết nứt.

Gần đây nhất, một module do Nga quản lý trên ISS xuất hiện một sự cố rò rỉ oxy và hiện vẫn chưa xử lý xong. Nga lo ngại các sự cố xảy ra ngày càng thường xuyên hơn và mong muốn tiến hành một cuộc kiểm tra kỹ thuật toàn diện với ISS.

Tháng 11/2020, ông Vladimir Solovyev, Phó Giám đốc Tập đoàn Energia phụ trách phát triển ISS cho biết, một số linh kiện của trạm ISS đã bị hỏng, không thể thay thế. ISS ban đầu dự kiến được “nghỉ hưu” vào năm 2020 nhưng đã được kéo dài đến 2024.

Hơn nữa, tuyên bố trên cũng được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ngày càng nóng hơn bởi những màn “ăn miếng trả miếng” trục xuất các nhà ngoại giao giữa hai bên, đó cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến hợp tác Nga - Mỹ liên quan đến ISS bị ảnh hưởng.

Tuy rằng, từ chối hợp tác với Mỹ, Nga lại đang tiến gần hơn với Trung Quốc. Đối với Nga, quyết định chấm dứt tham gia ISS được cho là sẽ dẫn đến nhiều hợp tác không gian hơn với Trung Quốc.

Đây cũng là một phần trong chiến dịch xoay trục rộng lớn hơn về phía Bắc Kinh của Điện Kremlin.

Hồi tháng Ba, Roscosmos đã ký một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm xây dựng một tổ hợp trạm nghiên cứu trên quỹ đạo và bề mặt Mặt trăng, ngay sau khi từ bỏ một dự án tương tự cùng Mỹ mang tên Gateway.

Ông Greg Autry, một chuyên gia về chính sách vũ trụ tại Đại học Bang Arizona (Mỹ) nói, sẽ thật đáng tiếc cho ISS nếu mất đi một đối tác “vô giá” như Nga.

Tuy nhiên, ông nói rằng Mỹ vẫn có khả năng giữ cho ISS hoạt động trong tương lai với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và phi hành đoàn do tên lửa của SpaceX cung cấp.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nga: Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ thiết lập hệ thống vũ trụ chung
Bộ Quốc phòng Nga công bố video rút quân rầm rộ khỏi biên giới giáp Ukraine
Cảnh báo tình trạng thảm họa, Nga quyết rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế hợp tác cùng Mỹ, EU
Không quân vũ trụ Nga pháo kích Syria, phá hủy hàng loạt vũ khí, hàng trăm tay súng bị tiêu diệt
Sau nửa năm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế - ISS, 3 phi hành gia đã trở về Trái Đất an toàn
Duyên Thảo Nhi (theo TASS/Interfax)

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động