Lý do khiến Nga rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế?

Duyên Thảo Nhi
Sau khi rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), Nga sẽ tự xây dựng và thành lập một trạm không gian hoàn toàn mới. Dự kiến, dự án này có giá trị lên tới 6 tỷ USD và sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2030.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu Soyuz MS-09 của Nga khi cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. (Nguồn: NASA)
Tàu Soyuz MS-09 của Nga khi cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. (Nguồn: NASA)

Sau gần hai thập niên hợp tác với các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, tuần qua, Nga thông báo, nước này sẽ rút khỏi ISS từ năm 2025 và sẽ tự mình xây dựng một trạm không gian mới trên quỹ đạo.

Hãng thông tấn Nga TASS ngày 20/4 dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov, Moscow hoàn toàn có đủ tiềm lực để tự mình xây dựng một trạm không gian mới.

Cùng ngày, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin cho biết, Nga đã sẵn sàng xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình nếu Tổng thống Vladimir Putin cho phép.

Ông chia sẻ, Nga vẫn bỏ ngỏ khả năng hợp tác quốc tế trong dự án trạm không gian mới này.

Động thái này của Moscow xuất hiện vào thời điểm quan hệ giữa Nga và Mỹ đang xấu đi trên nhiều phương diện, hợp tác liên quan đến ISS cũng bị ảnh hưởng.

Thậm chí, hai bên đã từng cáo buộc nhau có hành vi quân sự hóa không gian.

Kế hoạch thay thế ISS

Theo báo cáo của Financial Times, Nga là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của ISS, khi các quốc gia khác đều dựa vào công nghệ xây dựng trạm vũ trụ tiên tiến của Nga để xây dựng trạm vũ trụ này trong những năm đầu tiên.

Bộ phận đầu tiên của ISS được đưa lên vũ trụ năm 1998 là do Nga sản xuất.

Các nước phương Tây cần tên lửa của Nga để chở vật liệu, con người đến và đi từ ISS.

Sự phụ thuộc này càng tăng lên khi NASA ngừng hoạt động đội tàu con thoi vào năm 2011 và Soyuz trở thành phương tiện chở khách duy nhất có thể đưa các phi hành gia vào quỹ đạo.

ISS một trạm không gian đa quốc gia được điều hành bởi Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nga và một số nước châu Âu hoạt động dưới quyền của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

ISS là một dấu ấn trong sự hợp tác quốc tế thời hậu Chiến tranh Lạnh. Nhưng giờ đây, sau hai thập kỷ, các bên đang gặp khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận cụ thể về tiến trình hợp tác trong thời gian tới.

Hiện tại, Tập đoàn Tên lửa và Vũ trụ Energia của Nga đang nghiên cứu để xây dựng trạm không gian mang tên Russia Orbital Space Station (ROSS) nhằm thay thế ISS.

Trạm sẽ bao gồm ba đến bảy module với một module lõi, một module sản xuất, một cabin hậu cần, một cabin nền tảng để lắp ráp, hạ thủy và sửa chữa, và một cabin thương mại có thể chứa bốn khách du lịch vũ trụ.

Trạm này được thiết kế với kiến trúc mở cùng tuổi đời không giới hạn do các module sẽ được Nga thay thế thường xuyên. Trạm sẽ bay trong quỹ đạo với độ cao 400 km so với mực nước biển và nghiêng 98 độ, cho phép theo dõi toàn bộ bề mặt Trái đất, chủ yếu là Bắc Cực và tuyến đường biển phía Bắc.

Phó Thủ tướng Yuri Borisov cho biết, trong tương lai, trên trạm không gian của Nga, ngoài các phi hành gia còn có sự tham gia làm việc của trí tuệ nhân tạo và robot. Ông nhấn mạnh, Nga đã sẵn sàng xem xét cho các phi hành đoàn nước ngoài đến thăm.

Tờ Interfax của Nga dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết nước này dự định chi tới 6 tỷ USD để khởi động dự án này.

Lý do Nga rút khỏi ISS

Việc Nga rút khỏi ISS đã được lên kế hoạch trong nhiều năm nhưng bây giờ mới được công bố vì nhiều lý do liên quan đến chính trị, tài chính và kỹ thuật. Theo Phó Thủ tướng Nga Borisov, trong những năm gần đây, ISS đã bắt đầu xuống cấp, các phi hành gia thường xuyên phát hiện các vết nứt.

Gần đây nhất, một module do Nga quản lý trên ISS xuất hiện một sự cố rò rỉ oxy và hiện vẫn chưa xử lý xong. Nga lo ngại các sự cố xảy ra ngày càng thường xuyên hơn và mong muốn tiến hành một cuộc kiểm tra kỹ thuật toàn diện với ISS.

Tháng 11/2020, ông Vladimir Solovyev, Phó Giám đốc Tập đoàn Energia phụ trách phát triển ISS cho biết, một số linh kiện của trạm ISS đã bị hỏng, không thể thay thế. ISS ban đầu dự kiến được “nghỉ hưu” vào năm 2020 nhưng đã được kéo dài đến 2024.

Hơn nữa, tuyên bố trên cũng được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ngày càng nóng hơn bởi những màn “ăn miếng trả miếng” trục xuất các nhà ngoại giao giữa hai bên, đó cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến hợp tác Nga - Mỹ liên quan đến ISS bị ảnh hưởng.

Tuy rằng, từ chối hợp tác với Mỹ, Nga lại đang tiến gần hơn với Trung Quốc. Đối với Nga, quyết định chấm dứt tham gia ISS được cho là sẽ dẫn đến nhiều hợp tác không gian hơn với Trung Quốc.

Đây cũng là một phần trong chiến dịch xoay trục rộng lớn hơn về phía Bắc Kinh của Điện Kremlin.

Hồi tháng Ba, Roscosmos đã ký một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm xây dựng một tổ hợp trạm nghiên cứu trên quỹ đạo và bề mặt Mặt trăng, ngay sau khi từ bỏ một dự án tương tự cùng Mỹ mang tên Gateway.

Ông Greg Autry, một chuyên gia về chính sách vũ trụ tại Đại học Bang Arizona (Mỹ) nói, sẽ thật đáng tiếc cho ISS nếu mất đi một đối tác “vô giá” như Nga.

Tuy nhiên, ông nói rằng Mỹ vẫn có khả năng giữ cho ISS hoạt động trong tương lai với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và phi hành đoàn do tên lửa của SpaceX cung cấp.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nga: Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ thiết lập hệ thống vũ trụ chung
Bộ Quốc phòng Nga công bố video rút quân rầm rộ khỏi biên giới giáp Ukraine
Cảnh báo tình trạng thảm họa, Nga quyết rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế hợp tác cùng Mỹ, EU
Không quân vũ trụ Nga pháo kích Syria, phá hủy hàng loạt vũ khí, hàng trăm tay súng bị tiêu diệt
Sau nửa năm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế - ISS, 3 phi hành gia đã trở về Trái Đất an toàn
Duyên Thảo Nhi (theo TASS/Interfax)

Đọc thêm

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Sáng ngày 26/4/2024, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã có buổi gặp mặt và trò chuyện cùng Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, ...
Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Nam Phi nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi (27/4/1994-27/4/2024).
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động