Thủ tướng Israel Netanyahu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp vào năm 2017 ở Bắc Kinh. (Nguồn: Reuters) |
Trong các tuyên bố công khai trước đây, Đại sứ Mỹ tại Israel David Friedman và các quan chức Bộ Ngoại giao đã tập trung vào việc thiết lập một quy trình đánh giá mạnh mẽ hơn đối với các khoản đầu tư nước ngoài có thể gây ra rủi ro và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các thiết bị cấp cứu trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Khi được hỏi liệu việc thành lập một "phiên bản Israel" của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) có đáp ứng yêu cầu của Washington hay không, quan chức này cho biết: “Cơ chế dạng CFIUS là một khởi đầu tốt, tuy nhiên chúng tôi sẽ còn triển khai các bước mạnh hơn, giảm các vướng mắc tổng thể, loại bỏ hoàn toàn trong các lĩnh vực quan trọng”.
Quan chức này nhấn mạnh, “yêu cầu không phải là chỉ đối với riêng Israel. Chúng tôi có những đề cập tương tự với tất cả các đồng minh và đối tác”.
Theo quan chức Mỹ, “trong các cuộc họp trước về vấn đề này, phía Israel đã lịch sự thừa nhận mối quan tâm của Mỹ mà không đưa ra cam kết hành động”, vì vậy, Israel phải sẵn sàng hành động cụ thể để giảm bớt mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, cho rằng, "đây là ưu tiên cao với Mỹ".
Mỹ đã nhiều lần và công khai yêu cầu Israel thiết lập hệ thống giám sát đầu tư nước ngoài toàn diện hơn. Văn phòng Thủ tướng Israel đã thành lập một ủy ban tư vấn về vấn đề này vào tháng trước, nhưng các khuyến nghị không có tính ràng buộc và các cơ quan quản lý không bắt buộc phải đưa các chương trình đầu tư ra chất vấn trước hội đồng. Ngoài ra, đầu tư vào công nghệ không nằm trong danh sách bị kiểm soát.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Israel khi kim ngạch thương mại giữa 2 nước đã tăng 402% trong vòng thập kỷ qua, đạt khoảng 14 tỷ USD trong năm 2018.
Ngành công nghiệp mà Mỹ đặc biệt nhạy cảm là công nghệ, nhất là nghiên cứu học thuật chung giữa Trung Quốc và Israel trong lĩnh vực này. Thực tế, các công ty tại quốc gia châu Á đã đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ của đất nước Trung Đông mà Israel phân loại là thương mại và có thể bị tình báo Bắc Kinh sử dụng, như trí tuệ nhân tạo, thông tin vệ tinh và an ninh mạng. Một số công ty công nghệ đầu tư vào Israel, như Huawei và ZTE, từng bị phát hiện bán sản phẩm có lỗ hổng bảo mật.
Một trong những lĩnh vực quan trọng khác là sự tham gia của các công ty Trung Quốc vào dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Israel trong những năm gần đây, vì khả năng điệp viên Trung Quốc thu thập thông tin tình báo trong khi tiến hành xây dựng, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, thậm chí thương vong nếu cơ sở hạ tầng đó bị hư hại.
Lĩnh vực y sinh cũng có khả năng là một lĩnh vực nhạy cảm như hệ quả của cuộc khủng hoảng Covid-19. Một báo cáo của RAND cho biết Trung Quốc đầu tư hơn 1 tỷ USD vào lĩnh vực y tế và y sinh của Israel trong khoảng thời gian 2013-2018.
Tháng trước, CFIUS giám sát các loại đầu tư này ở Mỹ và EU đã chỉ đạo các nước thành viên thận trọng hơn về đầu tư nước ngoài vào các công ty y tế công cộng.
| Tổng thống Trump cáo buộc WHO là 'con rối của Trung Quốc', sẽ sớm đưa ra quyết định cắt giảm tài trợ TGVN. Tổng thống Trump ngày 18/5 đã chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là “con rối” của Trung Quốc và khẳng định ... |
| Cuộc ‘so găng’ Mỹ - Trung Quốc sẽ đi đến đâu? TGVN. Lịch sử thế giới đương đại đang chứng kiến một cuộc đọ sức ngoạn mục giữa hai siêu cường được dẫn dắt bởi Tổng ... |
| Sau Trung Quốc, Nhà Trắng 'nhắm' thêm đối tượng đổ lỗi vì bùng phát dịch Covid-19 TGVN. Ngày 17/5, Nhà Trắng đã chỉ trích Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) của Mỹ làm giảm năng lực xét ... |