Lý giải động thái của Australia ở Biển Đông

MỘC TRÀ
Mặc Trung Quốc đưa ra các tuyên bố cứng rắn trên Biển Đông, Canberra vẫn có ý định tham gia sâu hơn vào các hoạt động ở vùng biển quan trọng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lý giải động thái của Australia ở Biển Đông
Tàu của Australia tham gia diễn tập ở Biển Đông năm 2020. (Nguồn: SMH)

Viết trên báo mạng News của Australia, nhà báo Jamie Seidel phân tích lý do tại sao một quốc gia có vẻ như không có những quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông nhưng lại thể hiện ý đồ can dự sâu hơn vào vùng biển tranh chấp này, đặc biệt trong những năm gần đây, khi quan hệ ngoại giao Caberra và Bắc Kinh không "thuận chèo mát mái".

Tăng gấp đôi sự hiện diện

Bằng chứng là Australia cử thêm tàu chiến đi qua Biển Đông, tham gia các cuộc tập trận, không ngại đưa ra các tuyên bố cứng rắn.

Trong 6 tháng qua, Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) đã năm lần tiến vào Biển Đông, thách thức các hành động quyết đoán của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

RAN cũng đang lên kế hoạch tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tương tự trong những tuần tới.

Các thống kê cho thấy sự hiện diện của tàu Australia ở Biển Đông có tần suất gấp đôi năm ngoái.

Giáo sư Peter Dean, Giám đốc Học viện an ninh và quốc phòng UWA thuộc Đại học Tây Australia cho biết: “Chúng tôi đang thực sự quay lại Nam Thái Bình Dương và Đông Nam Á”.

Tiến sĩ Bec Strating, Giám đốc điều hành của LaTrobe Asia, cho biết, Canberra muốn thế giới tham gia nhiều hơn vào Đông Nam Á và nước này đang tích cực dẫn đầu.

Vào tháng 3, khinh hạm HMAS Anzac và tàu tiếp dầu HMAS Sirius tiến vào Biển Đông. Tàu Anzac sau đó tham gia tập trận với tàu khu trục JS Akebono của Nhật Bản.

Vào tháng 4, hai tàu Anzac và Sirius đã cùng hoạt động với tàu tấn công đổ bộ FS Tonnerre và tàu khu trục FS Surcouf của Pháp ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Vào tháng 5, cả Anzac và Sirius tham gia tập trận cùng các tàu khu trục nhỏ HMAS Ballarat và HMAS Parramatta.

Sau đó, trong tháng 7 này, Ballarat tham gia tập trận trong vùng biển tranh chấp với tàu khu trục Curtis Wilbur của Mỹ trong vòng 1 tuần. Nội dung cuộc tập trận bao gồm cả bắn đạn thật.

Cân bằng thận trọng

Trước đó vào ngày 23/7/2020, Australia đã gửi công hàm lên Liên hợp quốc khẳng định nước này bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nội dung công hàm khẳng định: “Australia phản đối bất kỳ yêu sách nào của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt là các yêu sách hàng hải không tuân thủ các quy tắc về đường cơ sở, vùng biển và phân loại các thực thể”.

Tin liên quan
Biển Đông: Giải quyết hòa bình các tranh chấp, Trung Quốc sẽ được tôn trọng Biển Đông: Giải quyết hòa bình các tranh chấp, Trung Quốc sẽ được tôn trọng

Ngay sau khi Australia gửi công hàm bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Điển Đông, tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã có bài viết bình luận việc Australia gửi công hàm là “liều lĩnh thực hiện các hành vi khiêu khích mù quáng nối gót Mỹ”.

Theo bài báo, các lệnh trừng phạt nhằm vào thịt bò và rượu vang Australia sẽ được duy trì và có thể hứng chịu thêm các lệnh trừng phạt áp dụng đối với các nông sản khác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân thì cho rằng, Trung Quốc và Austrlia nên “làm những điều có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực, thay vì làm gia tăng căng thẳng”.

Vào tháng 12/2020, Thời báo Hoàn cầu tiếp tục bày tỏ sự tức giận nhằm vào quốc gia châu Đại Dương: “Australia nên kiềm chế sự kiêu ngạo của mình. Đặc biệt, các tàu chiến của Australia không được đến các khu vực ven biển của Trung Quốc để thể hiện "sức mạnh cơ bắp", nếu không sẽ nuốt phải thuốc đắng”.

Tiến sĩ Strating cho biết, Australia cho đến nay vẫn thận trọng trong việc cân bằng phương trình rủi ro và phần thưởng. Nhưng những lời đe dọa lặp đi lặp lại của Trung Quốc có thể khiến lập trường của Australia sẽ rõ ràng hơn.

Bà Strating lập luận: “Bắc Kinh đã sử dụng các chiến thuật cưỡng bức kinh tế chống lại Canberra nhưng không gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế Australia - ít nhất là chưa. Vì vậy, có thể tính toán đã thay đổi. Nhưng tất nhiên, nỗi sợ hãi khác là đặt người dân và tàu thuyền vào tình thế nguy hiểm. Thêm vào đó, có những rủi ro đáng kể liên quan đến việc làm một cái gì đó mới và khiêu khích”.

Những rủi ro đó dường như đang liên tục gia tăng.

Giáo sư Dean giải thích: “Đang có nhiều tàu chiến hơn, nhiều máy bay hơn ở đó. Và tất nhiên, chúng tôi cũng có nhiều tàu đánh cá và tàu container hơn. Vì vậy, nó sẽ trở thành một môi trường tắc nghẽn hơn. Điều đó tự nó có thể làm tăng rủi ro”.

Giám đốc Học viện an ninh và quốc phòng UWA cũng cho rằng, Austrlia đã tránh trực tiếp thách thức ranh giới chủ quyền, nhưng nước này cũng không lùi bước.

“Chúng tôi đã có mặt ở Biển Đông 100 năm. Kể từ khi RAN được thành lập, nó đã là một phần của khu vực. Chúng tôi chưa bao giờ chưa ở đó. Điểm mới là sự hiếu chiến củaTrung Quốc khi phản đối sự hiện diện của chúng tôi".

Đó là lý do tại sao Giáo sư Dean tin rằng, Canberra vẫn phải duy trì hoạt động như “bình thường”.

“Tôi nghĩ rằng, các chính phủ liên tiếp của Australia - cả Liên minh và Công đảng - đều duy trì sự cân bằng. Về cơ bản, lập trường của Austrlia là chúng tôi sẽ không ngừng làm những gì chúng tôi đã và đang làm. Nhưng những gì chúng tôi sẽ không làm là đơn phương kích động bất kỳ sự gia tăng căng thẳng nào”.

Những người cùng chí hướng

Các nước láng giềng của Bắc Kinh đang ở trong vị trí đầy thách thức. Giống như Australia, họ có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Họ cũng không thể sánh được Trung Quốc với sức mạnh quân sự riêng lẻ.

Giáo sư Dean nói: “Họ muốn khẳng định chủ quyền của mình. Họ muốn duy trì quyền tiếp cận của họ và bác bỏ Đường chín đoạn. Nhưng đứng vững trước Bắc Kinh là điều rất khó đối với họ”.

Các dấu hiệu của sự phản kháng đang xuất hiện.

Nhưng mỗi quốc gia Đông Nam Á đều có ý tưởng riêng về cách làm và duy trì lợi ích riêng.

Theo giáo sư Dean, đây là lý do tại sao chính sách của Canberra không tham gia vào các chiến dịch tự do hàng hải (FONOPS) theo kiểu Mỹ.

“Việc thực hiện FONOPS bên trong 12 hải lý đó có ngăn được Trung Quốc chiếm các đảo đó không? Không. Nó có thể làm các đối tác của chúng ta khó chịu không? Đúng. Vì vậy, việc làm đó thực sự sẽ đạt được những gì?”.

Tiến sĩ Strating nói rằng, Canberra thay vào đó muốn làm sâu sắc hơn các mối quan hệ trong khu vực bằng cách tiến hành các hoạt động an ninh hợp tác thường xuyên hơn theo cách của riêng nước này. Sự tham gia của Australia với các cường quốc thế giới bên ngoài là để bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ.

Lý giải động thái của Australia ở Biển Đông
Hải quân Australia, Mỹ, Nhật Bản tiến hành tập trận 3 bên năm 2020. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia)

“Ý tôi là, thách thức an ninh hoặc mối đe dọa an ninh số một mà Australia nhận thấy là sự trỗi dậy của Trung Quốc”, Tiến sĩ Strating nhận định.

Tiến sĩ Strating nói: “Trọng tâm của khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương của Australia là nhu cầu phối hợp với ‘các quốc gia có cùng quan điểm’, những người chia sẻ các giá trị như trật tự dựa trên quy tắc”.

Là một cường quốc tầm trung, Canberra cần có bạn bè.

Các hoạt động chung như vậy chứng tỏ cách Canberra duy trì tình bạn.

Duy trì trật tự dựa trên luật lệ

Nhưng tại sao Canberra phải dấn xa hơn ra Biển Đông?

Tiến sĩ Strating cho rằng, Australia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới: “Điều đó được chấp thuận bởi luật pháp quốc tế. Vì vậy, lợi ích quốc gia của chúng tôi là hệ thống luật này hợp pháp và ổn định".

Và Trung Quốc là “tác nhân chính thách thức trật tự hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông”.

Giáo sư Dean tin rằng, việc điều hướng các cuộc tuần tra của tàu chiến của Australia ra khỏi Vịnh Ba Tư đến Biển Đông gửi đi một tín hiệu thích hợp:

“Chúng tôi không lùi bước. Chúng tôi không thoái thác các nghĩa vụ quốc tế của mình hoặc những gì chúng tôi tin tưởng".

Và Australia không chỉ “kết hợp” với các lực lượng của các quốc gia khác. Nước này đang tích cực tương tác với khu vực bằng cách mời họ tập trận trên lãnh thổ của mình.

Cuối tháng 7 này, Hàn Quốc sẽ lần đầu tiên cử quân đội và tàu khu trục tham gia tập trận Talisman Sabre với Mỹ, Australia, New Zealand, Canada, Anh và Nhật Bản.

Chương trình nỗ lực Thái Bình Dương (IPE), được Australia tổ chức lần đầu năm 2017, sẽ được tiếp tục trong năm nay.

Vào tháng 8, hai tàu chiến của RAN sẽ đến thăm các quốc gia thân thiện ở Đông Nam Á.

Tiến sĩ Strating cho rằng: “Mục đích là tăng cường đào tạo, khả năng tương tác và chứng minh năng lực. Họ đang làm tất cả những thứ để thể hiện năng lực đó. Sự hiện diện đó trấn an các đối tác rằng Australia đang ở đó, đồng thời tăng cường hợp tác và ngoại giao quốc phòng".

“Các hoạt động của Australia trong khu vực đóng góp cho liên minh Mỹ, nhưng khi làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các đối tác Ấn Độ-Thái Bình Dương, Australia cũng đang đề phòng để tránh sự phụ thuộc vào Mỹ hoặc Trung Quốc”, Tiến sĩ Strating khẳng định.

Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, ngư dân Philippines vẫn cảnh giác trong ‘sân nhà’

Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, ngư dân Philippines vẫn cảnh giác trong ‘sân nhà’

Đã 5 năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) đưa ra ngày 12/7/2016 đem lại chiến thắng pháp lý mang tính ...

Đức trực tiếp 'nhắc nhở' Trung Quốc liên quan Biển Đông

Đức trực tiếp 'nhắc nhở' Trung Quốc liên quan Biển Đông

Ngày 6/7, Bộ Quốc phòng Đức thông báo, Bộ trưởng bộ này Annegret Kramp-Karrenbauer và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã thảo ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Lexus mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Lexus mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Lexus của các dòng IS 2021, LX 2021, ES 2021, RX 2021, LS 2021, NX 2021, GX 2021, LM 2021, LX 2022, NX 2022, RX 2023, ...
Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Thủ tướng Đức và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm 4/5 tố cáo một loạt vụ tấn công nhằm vào các chính trị gia ở Đức.
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng 2008 2021, Traveller 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Saudi Professional League: Ronaldo lập hat-trick hoàn hảo giúp Al Nassr thắng đẹp

Saudi Professional League: Ronaldo lập hat-trick hoàn hảo giúp Al Nassr thắng đẹp

Ronaldo không có đối thủ trong cuộc đua giành danh hiệu Chiếc giày vàng, anh dẫn đầu danh sách ghi bàn tại Saudi Professional League với 32 bàn thắng.
Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh tạm giữ gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh tạm giữ gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 7.800 kg thực phẩm đông lạnh chưa qua sử dụng không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn ...
Thủ tướng Nhật Bản không có kế hoạch giải tán Quốc hội sau thất bại trong cuộc bầu cử phụ

Thủ tướng Nhật Bản không có kế hoạch giải tán Quốc hội sau thất bại trong cuộc bầu cử phụ

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không có kế hoạch giải tán Quốc hội, một tuần sau khi Đảng Dân chủ Tự do mất ba ghế trong cuộc bầu cử ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động