Những bé gái ở bộ lạc Baiga, miền Trung Ấn Độ đang dần từ chối việc xăm hình lên cơ thể khi chúng bắt đầu được đến trường và hòa nhập với thế giới bên ngoài.
Từ hơn 2.000 năm qua, những người phụ nữ bộ lạc Baiga vùng cao nguyên của Dindori, bang Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ được biết đến với những hình xăm dày đặc trên trán, tay và chân. Đây là một tập tục và là nét văn hóa địa phương bởi người dân nơi đây tin rằng, những hình xăm sẽ giúp họ thể hiện được danh tính của mình trên thiên đàng sau khi qua đời. (Nguồn: The Guardian)
Theo truyền thống của bộ lạc, những bé gái khi mới 10 – 12 tuổi sẽ được xăm hình lên cơ thể. “Mùa” xăm bắt đầu vào mùa Đông hàng năm. Mỗi vị trí trên cơ thể sẽ có những hình xăm riêng biệt và mang ý nghĩa khác nhau. Các hình xăm có hình ngọn lửa, cây trồng, ngũ cốc, gà mái, xe cộ, cây cối, hoa lá... (Nguồn: The Guardian)
Những nghệ sĩ xăm hình dùng que tre phác họa lên da, sau đó dùng kim và bột từ một loại hạt có tên là “niger” được nghiền nát để khắc lại các hình xăm. Sau đó, họ sẽ pha nước ấm với phân bò để rửa vết xăm và đắp thảo mộc lên trên, giúp vết xăm nhanh lành hơn. (Nguồn: The Guardian)
Tuy nhiên, hiện nay, khi cuộc sống dần thay đổi với sự xuất hiện của trường học, giao thông thuận tiện và được tiếp cận với internet, các cô gái bộ lạc Baiga bắt đầu đặt câu hỏi có hay không việc tiếp tục truyền thống xăm hình lạc hậu này. (Nguồn: The Guardian)
Ujiyaro Bai, (36 tuổi) cho biết, cô bắt đầu được xăm khi mới 12 tuổi. Cô nhớ lại, mẹ cô đã nói rằng “Xăm hình là một phần bản sắc của Baiga”. Đầu tiên, cô được xăm lên trán, sau đó là khuỷu tay, bàn tay và vai. Một năm sau, phần hình xăm ở đầu gối và bàn chân của cô được hoàn thành. Cô cho biết, những bé gái ở đây đã được đến trường và không còn muốn xăm hình bởi chúng thấy đau đớn và mất nhiều máu. (Nguồn: The Guardian)
Cô Kunwariya Bai, 40 tuổi, cùng cháu nội tại làng Tantar ở Baiga Chak. Cô đã xăm hình từ trước khi kết hôn và cho rằng truyền thống vẫn nên được tiếp tục. Cô khẳng định, cháu nội Amratiya (5 tuổi) của mình sẽ có hình xăm trên trán khi cô bé lớn lên. Cô tin rằng, chỉ khi người Baiga có hình xăm thì họ mới có thể được nhận dạng trên thiên đàng. (Nguồn: The Guardian)
Trên cơ thể của Badri (bên trái) kín mít hình xăm. Tuy nhiên, con gái cô - Anita Bai (15 tuổi) chỉ có hình xăm trên trán và khẳng định “sẽ không xăm hình trên cơ thể nữa, đơn giản là vì không thích”. (Nguồn: The Guardian)
Những đứa trẻ tại Baiga khi hòa nhập với những người trẻ ở bộ tộc, khu vực khác đều cảm thấy xấu hổ khi trên cơ thể mình đầy những hình xăm và không muốn tiếp tục truyền thống này. (Nguồn: The Guardian)