TIN LIÊN QUAN | |
Thắp sáng ước mơ những cuộc đời vô định | |
Pakistan - Nơi thừa bom thiếu điện |
Một buổi chiều thường ngày tại một ngôi đền trong khu phố sầm uất ở thành phố Karachi (Pakistan), hội trường chật kín người tới nghe thuyết giảng về Hồi giáo và hôn nhân, phần lớn là các chị em phụ nữ. Khi bà Sara Asif – một nữ giảng viên đặt câu hỏi về sự thay đổi của các đấng mày râu trong gia đình, cả hội trường đều bật cười. Không khí chia sẻ thân mật và gần gũi lan tỏa khắp hội trường.
Thay vì những bài giảng khô khan, cứng nhắc về giáo lý của Hồi giáo, những buổi sinh hoạt tôn giáo như vậy thường được bắt đầu bằng những chủ đề rất thú vị xung quanh các mối quan hệ gia đình, vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ. “Thánh Allah đã ban cho chúng ta sắc đẹp, và vì vậy tất cả chúng ta đều đẹp”, bà Asif mở đầu một bài giảng.
Một ngôi đền Hồi giáo nằm trong khu dân cư ở Pakistan. (Nguồn: The New York Times) |
Với một đất nước mà dân số theo đạo Hồi chiếm đến 96% như Pakistan, các sự kiện của Hồi giáo, từ các buổi cầu nguyện tới các buổi sinh hoạt tôn giáo đã trở thành những hoạt động không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng nơi đây.
Nếu như trước đây, hầu hết các sự kiện tôn giáo ở Karachi thường được chủ trì bởi các nam giáo sỹ lớn tuổi thì từ khi có sự xuất hiện của những nữ giảng viên, những buổi sinh hoạt tôn giáo đã trở nên hấp dẫn và thu hút rất đông phụ nữ đến tham dự. Những bài giảng của bà Asif đang trở thành một yếu tố giúp đời sống tôn giáo của phụ nữ Pakistan thay đổi tích cực.
Nhiều phụ nữ chia sẻ, thông qua những buổi sinh hoạt tôn giáo theo hình thức trao đổi mở, họ cảm thấy đạo Hồi dần trở nên gần gũi hơn, giúp họ tìm được mục đích và hướng đi mà họ không tìm thấy ở cuộc sống trước đây.
Kulsoom Umar, cựu sinh viên tại trường Kinh tế London và từng là cố vấn cho các dự án phát triển của Pakistan cho biết, lần đầu tiên khi đến dự lớp kinh Qu’ran, cô từng mặc một chiếc áo rất mỏng, giờ đây cô luôn đeo một chiếc khăn che mặt và tóc của mình. “Tôi từng là một phụ nữ rất độc lập, nhưng điều mà đạo Hồi cho tôi không phải là sự bó buộc mà chính là sự tự do”, Kulsoom Umar tâm sự.
Kinh doanh phục vụ tôn giáo nở rộ
Sự thay đổi tích cực trong đời sống tôn giáo của phụ nữ Pakistan đã góp phần thúc đẩy ngành kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho tôn giáo ở nước này phát triển. Những dãy phố, khu chợ có bày bán các vật dụng, trang phục của Hồi giáo luôn tấp nập, nhộn nhịp người vào ra.
Tại một cửa hàng trong trung tâm thương mại Dolmen Mall, rất nhiều sản phẩm tôn giáo như vòng cầu an, áo dài abayas, khăn trùm đầu… được bày bán bên cạnh kinh Qur'an. Không chỉ tại các chợ hay các trung tâm mua sắm, các gian hàng rao bán các đồ trang trí của Hồi giáo trên các trang bán hàng trực tuyến như Little Ummati cũng đặc biệt hút khách.
Các cửa hàng bán trang phục Hồi giáo luôn nhộp nhịp người vào ra. (Nguồn: The New York Times) |
Mahjabeen Umar, một chuyên gia thiết kế đồ hoạ người Pakistan sống tại thành phố Sharjah (các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) chia sẻ, cô lập ra trang Little Ummati để giúp tôn giáo gần gũi hơn với các con của mình. “Trong khi sách thiếu nhi và các đồ trang trí được thiết kế bắt mắt thì không có lý do gì mà những sản phẩm phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng lại không được đầu tư, chăm chút”, Mahjabeen Umar chia sẻ.
Ngành kinh doanh mới mẻ này đang bắt kịp xu hướng ngày càng nhiều phụ nữ Pakistan không chỉ kết hợp tôn giáo với cuộc sống mà còn với lối sống của họ. Không ít phụ nữ nước này sẵn sàng mạnh tay chi nhiều tiền để sở hữu một bộ áo dài abayas lấp lánh cầu kỳ hoặc một tấm thảm cầu nguyện được đặt theo thiết kế riêng.
Không riêng gì ngành kinh doanh mặt hàng liên quan đến Hồi giáo nở rộ, những dịch vụ ăn theo cũng đang phát triển mạnh mẽ. Những khóa học dạy aerobic dựa trên Luật Shariah của đạo Hồi hay những lớp học làm đẹp, chăm sóc da hay các hội thảo về ẩm thực Halal… luôn chật kín người tham dự.
Ngoài ra, các đền thờ cũng thường xuyên tổ chức các khóa học giảng về kinh Qur'an, giáo lý, nghi lễ đạo Hồi bằng tiếng Anh và tiếng Urdu dành cho những học viên có nhu cầu.
Giáo hoàng Francis: Đạo Hồi không phải là tôn giáo khủng bố Đó là khẳng định của Giáo hoàng Francis hôm 1/8 sau khi kết thúc Ngày hội thanh niên Công giáo thế giới ở Ba Lan. |
Anh: Phụ nữ Hồi giáo phải thi đỗ tiếng Anh mới được ở lại Theo Thủ tướng Anh, có tới 190.000 phụ nữ Hồi giáo ở Anh không nói hoặc nói được rất ít tiếng Anh. |
Nếu thế giới không có đạo Hồi... Chuyện gì xảy ra nếu như đạo Hồi chưa từng tồn tại? Với một số người, đó là một ý tưởng dễ chịu bởi sẽ ... |