Thu hoạch dầu cọ tại Malaysia. (Nguồn: Reuters) |
Với lập luận cho rằng Chỉ thị về các nguồn năng lượng tái tạo (RED) của EU là hành động phân biệt đối xử, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới trên đang xin tham vấn từ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Cây trồng và Hàng hóa Malaysia (MPIC) Mohd Khairuddin Aman Razali cho biết, EU tiếp tục thực hiện chỉ thị trên mà không xem xét đến quan điểm của Malaysia, ngay cả sau khi nước này đưa ra phản hồi, cử các phái đoàn kinh tế và kỹ thuật tới châu Âu.
Theo Bộ trưởng Mohd Khairuddin, chỉ thị của EU khiến việc sử dụng dầu cọ làm nhiên liệu sinh học không được đưa vào các mục tiêu năng lượng tái tạo, qua đó tạo ra những hạn chế thương mại quá mức đối với ngành công nghiệp dầu cọ của Malaysia.
Hồi tháng 7/2020, Malaysia đã thông báo kế hoạch đệ trình hồ sơ kiện EU lên WTO. Trong bản tuyên bố, ông Mohd Khairuddin cho biết, Malaysia sẽ tham gia với tư cách là bên thứ ba trong vụ kiện WTO của Indonesia chống lại EU.
Hiện Indonesia và Malaysia là các quốc gia sản xuất dầu cọ số 1 và số 2 thế giới, chiếm khoảng 80% tổng lượng dầu cọ toàn cầu. Hằng năm, ngành công nghiệp dầu cọ mang lại cho Malaysia khoảng 40 tỷ Ringgit (gần 1 tỷ USD), đóng góp gần 3% vào GDP của quốc gia Đông Nam Á này.
| Quốc hội Pháp bỏ phiếu ngừng ưu đãi thuế cho dầu cọ TGVN. Quốc hội Pháp mới đây đã bỏ phiếu loại bỏ các khoản ưu đãi thuế cho việc sử dụng dầu cọ như một nhiên ... |
| Indonesia phát triển đầu máy xe lửa chạy bằng dầu cọ, góp phần giảm ô nhiễm không khí TGVN. Công ty đường sắt quốc doanh KAI của Indonesia đang hợp tác với 2 công ty dịch vụ đường sắt tư nhân Servo Rail và ... |
| Malaysia đe dọa trả đũa nếu EU tiếp tục chống lại xăng sinh học từ dầu cọ Thủ tướng Malaysia Tun Dr. Mahathir bin Mohamad ngày 19/3 tuyên bố nước này sẽ xem xét trả đũa Liên minh châu Âu (EU) nếu ... |