Mạng lưới Di cư khu vực Mekong kêu gọi ASEAN hỗ trợ lao động di cư trong đại dịch

An Chu
TGVN. Nhân dịp Diễn đàn Lao động Di cư ASEAN lần thứ 13 (AFML) do Việt Nam đăng cai tổ chức từ 10-12/11, Mạng lưới Di cư khu vực Mekong (MMN) đã chỉ ra những vấn đề lo ngại đang ảnh hưởng tới người di cư trong đại dịch hiện nay cũng như đưa ra các khuyến nghị cụ thể.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mạng lưới Di cư khu vực Mekong kêu gọi ASEAN hỗ trợ lao động di cư trong đại dịch
Bất chấp những đóng góp xã hội và kinh tế quan trọng của lao động di cư ở cả nước gốc và nước đến, nhóm người này vẫn nằm trong số những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong khủng hoảng hiện nay. (Nguồn: Báo Công thương)

Mạng lưới Di cư khu vực Mekong (MMN), một mạng lưới với hơn 40 tổ chức xã hội dân sự cùng làm việc nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền của người di cư, tiếp tục kêu gọi ASEAN và chính phủ các nước thành viên phải hành động ngay để hỗ trợ về phúc lợi cho người di cư và gia đình họ trong đại dịch Covid-19.

Từ khi dịch bùng phát, MMN đã liên tục theo dõi tình hình và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của đại dịch lên những cộng đồng di cư khắp Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).

Từ kết quả của những nghiên cứu trên và nhân dịp AFML 13 với chủ đề "Hỗ trợ lao động di cư trong đại dịch hướng tới một cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng", MMN đã đưa ra những khuyến nghị cụ thể cho chính phủ các nước thuộc GMS và ASEAN.

Thách thức chưa từng có

Trong những tháng gần đây, người di cư dọc GMS đã đối mặt với những thách thức chưa từng có bởi đại dịch Covid-19. Người di cư vẫn ở trong số những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong khủng hoảng hiện nay.

Nhiều người di cư làm việc trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và đã mất việc làm hoặc bị ép làm việc với mức lương bị cắt giảm sâu. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi phần lớn những người di cư và gia đình họ có ít hoặc không có tiếp cận với những lưới an sinh xã hội.

Đáng tiếc, những gói cứu trợ kinh tế mà chính phủ các nước Mekong triển khai nhìn chung không bao trùm người không phải công dân nước tiếp nhận. Nhiều di dân ở Mekong mất việc làm do hậu quả của đại dịch đã bị chủ lao động từ chối bồi thường trong khi các cơ quan có thẩm quyển từ chối trợ cấp thất nghiệp.

Nhiều người không có đủ tiền tiết kiệm để sống qua ngày và phải vay mượn để chi trả những khoản phí thường nhật. Cú sốc kinh tế đã làm cho tình trạng bấp bênh của họ nay lại càng nguy nan, tới mức nhiều người phải đối mặt với tình trạng nghèo cùng cực và vô gia cư.

Tìm kiếm một công việc mới trong tình trạng hiện tại là vô cùng khó, khi nền kinh tế đã bị suy yếu và bởi những quy định chặt chẽ hạn chế người di cư thay đổi công việc. Nhiều người đang tìm đến những công việc tạm thời như lao động công nhật hưởng lương theo ngày để sinh sống.

Trong khi đó, lựa chọn trở về nước lại đặt ra một loạt khó khăn riêng, cả trong việc tìm cách sắp xếp hồi hương khi đi lại bị hạn chế, lẫn những khó khăn kinh tế sau khi trở về nhà.

Sau khi hồi hương, nhiều người di cư nói rằng họ không nhận được sự hỗ trợ nào, trong khi vẫn phải cố sống qua ngày ở quê hương.

Mặc dù dân cư ở GMS có tính lưu động cao, hiện tại các nước trong khu vực có ít hoặc chưa có cơ chế an ninh xã hội liên thông. Thực tế này đã ngăn cản những người di cư hồi hương nhận được những lợi ích từ những khoản họ đã đóng góp vào chương trình an ninh xã hội khi đang làm việc ở nước ngoài.

Nỗ lực giảm thiểu khó khăn cho lao động di cư

Ba quốc gia Campuchia, Myanmar và Việt Nam đã thể hiện quyết tâm xây dựng các cơ chế an ninh xã hội liên thông với các nước đến quan trọng.

Thành lập năm 2003, Mạng lưới Di cư Khu vực Mekong (MMN) là một mạng lưới tổ chức xã hội dân sự và viện nghiên cứu cùng làm việc nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền của người di cư và gia đình họ ở Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng.

Việt Nam đã đưa vào dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sửa đổi một số yếu tố của an sinh xã hội liên thông. Tuy nhiên, những bước tiến nhỏ này chưa thể thay đổi được thực tế là các nước phái cử di cư ở GMS chưa thành công trong việc thiết lập bất cứ cơ chế nào giúp người lao động di cư thụ hưởng những lợi ích mà có thể được chuyển giao từ nước họ đến.

Hồi tháng 5, các bộ trưởng lao động ASEAN đã ra Tuyên bố chung về ứng phó với các tác động của dịch Covid-19 đối với lao động và việc làm, trong đó, nhất trí "cung cấp sự trợ giúp và hỗ trợ phù hợp cho người lao động di cư ASEAN bị ảnh hưởng bởi đại dịch ở mỗi quốc gia hoặc ở các nước thứ 3, bao gồm việc triển khai hiệu quả đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, hướng tới bảo đảm sức khỏe, hạnh phúc và an toàn của họ cũng như tạo điều kiện cho họ di chuyển và đoàn tụ họ với gia đình".

Dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu để đảm bảo thực thi hoàn chỉnh những cam kết mà các chính phủ và ASEAN theo đúng tinh thần hợp tác khu vực phản ánh trong Thông cáo chung trên, MMN đã đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Đối với chính phủ của quốc gia phái cử: Một là phải đảm bảo xuất cư an toàn bằng việc cung cấp cho người chuẩn bị di cư những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 như thông tin về thủ tục cách ly và kiểm tra sức khỏe bắt buộc khác; những biện pháp sức khỏe và an toàn lao động; cơ chế báo cáo khiếu nại; cách tiếp cận công lý, và quyền an ninh xã hội và y tế được hưởng ở nước di cư đến;

Hai là cung cấp thông tin rõ ràng và đầy đủ về việc hồi hương cho người di cư, trong đó bao gồm chi phí cách ly, thủ tục cần thiết và địa chỉ liên lạc hỗ trợ có ích; nỗ lực giữ bất kể chi phí nào ở mức thấp nhất.

Ba là củng cố sự trợ giúp của các phái bộ ngoại giao và tuỳ viên lao động trong việc tăng cường cung cấp thông tin cho người di cư qua nhiều kênh thông tin khác nhau; bảo đảm đầy đủ nhân sự để hồi đáp những câu hỏi và khiếu nại của người di cư; và tăng hiệu quả cũng như năng lực của các dịch vụ hỗ trợ đến từ đại sứ quán.

Bốn là giám sát những cơ sở tuyển dụng lao động để đảm bảo những lao động muốn nhưng không thể xuất cư có thể chấm dứt hợp đồng và được hoàn lại tiền và giấy tờ tùy thân mà họ đã nộp.

Đối với chính phủ của quốc gia tiếp nhận, cần đảm bảo người sử dụng lao động đền bù toàn bộ số tiền dư thừa mà họ phải trả cho người di cư lao động; cho phép người di cư lao động được linh động hơn trong việc làm và thực hiện những biện pháp cứu trợ kịp thời và hợp lý nhằm giúp đỡ cho tất cả lao động di cư bị mất việc làm.

Đối với cả quốc gia phái cử và quốc gia tiếp nhận, cần hợp tác nhằm thực hiện mô hình không phí tuyển dụng, trong đó toàn bộ chi phí di cư được người sử dụng lao động chi trả hoặc được chính phủ hỗ trợ; Nhấn mạnh việc ứng phó theo hướng sức khỏe công và nhân đạo đối với đại dịch, trong đó hướng đến việc cung cấp những biện pháp cách ly với chi phí thấp và kiểm tra y tế tại cửa khẩu, chứ không phải tăng cường quân đội hóa đường biên giới.

Ngoài ra, cả hai bên cần xây dựng gấp cơ chế liên thông cho hệ thống an sinh xã hội và phối hợp thực hiện kế hoạch chuẩn bị trong đại dịch bao gồm các nội dung như bảo đảm hồi hương và tái xuất cư an toàn và chi phí trong khả năng chi trả của người di cư; tiếp cận những phúc lợi an sinh xã hội; đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ về sức khỏe và pháp lý cho người di cư lao động và đảm bảo tiếp cận công lý.

Đối với khu vực ASEAN, MMN khuyến nghị liên tục đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến dân di cư và xác định những lĩnh vực cần một giải pháp ứng phó ở tầm khu vực, đồng thời giám sát và điều phối việc thi hành những cam kết được liệt kê trong Tuyên bố chung về ứng phó với các tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với lao động và việc làm, đồng thuận vào tháng 5/2020.

Lễ trao Giải thưởng ABA 2020: Tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân xuất sắc nhất khu vực ASEAN

Lễ trao Giải thưởng ABA 2020: Tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân xuất sắc nhất khu vực ASEAN

TGVN. Ngày 13/11/2020, Lễ trao Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN – ASEAN BUSINESS AWARDS (ABA) 2020 sẽ được tổ chức long trọng tại Hà Nội ...

Câu chuyện thành công của Việt Nam nổi bật trước Hội nghị Cấp cao ASEAN 37

Câu chuyện thành công của Việt Nam nổi bật trước Hội nghị Cấp cao ASEAN 37

TGVN. Theo nhật báo The Straits Times (ấn bản của Singapore) ngày 9/11, khi mọi con mắt đang đổ dồn vào Hội nghị Cấp cao ...

Tin tức ASEAN buổi sáng 11/11: ASEAN 37 và hy vọng phục hồi kinh tế, Việt Nam được đánh giá cao trong vai trò Chủ tịch ASEAN

Tin tức ASEAN buổi sáng 11/11: ASEAN 37 và hy vọng phục hồi kinh tế, Việt Nam được đánh giá cao trong vai trò Chủ tịch ASEAN

TGVN. ASEAN 37 và hy vọng phục hồi kinh tế, Việt Nam được đánh giá cao trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020... là những ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động