Nhỏ Bình thường Lớn

Miền đất hứa của mô hình kinh doanh sandbox ở châu Á

Nền kinh tế châu Á đang chuyển đổi mạnh mẽ. Ngành dịch vụ dần trở thành động cơ chính của tăng trưởng kinh tế và tỉ trọng dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế hơn so với các ngành sản xuất.
Thị trường châu Á- Miền đất hứa của mô hình kinh doanh ‘sandbox'
Kinh tế châu Á: Ứng dụng WeChat Pay trở thành công cụ thanh toán phổ biến với người dân Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: Asia Nikkei)

Nhiều dịch vụ tiện ích đã tạo ra một thế hệ doanh nghiệp theo mô hình sandbox, được ví von như “những gã khổng lồ mới nổi” của thị trường châu Á.

Theo nghĩa kinh tế, mô hình sandbox là cơ chế thử nghiệm hoặc thí điểm các chính sách, ý tưởng hoặc mô hình kinh doanh mới trong phạm vi và thời gian xác định, dưới sự giám sát của các nhà quản lý để đánh giá, kiểm nghiệm và điều chỉnh trước khi trở thành một chính sách chung.

Nhiều cơ hội thuận lợi mở ra

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), ngành dịch vụ châu Á hiện chiếm 59% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực này, cao hơn gấp đôi so với ngành sản xuất. Mặc dù theo các nghiên cứu tài chính gần đây cho thấy khu vực dịch vụ chủ yếu ở châu Á tập hợp các doanh nghiệp theo mô hình sanbox, tức là mô hình kinh doanh mới và thử nghiệm những công nghệ mới trong không gian và thời gian giới hạn.

Sự tăng trưởng trong khu vực sản xuất chuỗi cung ứng toàn cầu đã góp phần thúc đẩy quá trình phổ biến công nghệ mới và làm tăng mức thu nhập khả dụng của doanh nghiệp. Song song với nó, việc kết hợp của những cơ hội mới, đang cho phép các công ty hoạt động theo mô hình sandbox mở rộng quy mô và phạm vi tiếp cận chưa từng có.

Theo một nghiên cứu chung của ngân hàng HSBC và KMPG về 6.472 công ty châu Á khởi nghiệp ở lĩnh vực công nghệ, với vốn điều lệ ban đầu dưới 500 triệu USD cho thấy hầu hết các công ty kinh doanh thành công đều có xu hướng tập trung xung quanh một số ngành công nghiệp chủ chốt bao gồm công nghệ tài chính, môi trường và y tế - sức khỏe.

Hệ sinh thái fintech hàng đầu thế giới của châu Á cũng đang phát triển mạnh đầy triển vọng. Gần 1/10 công ty được khảo sát đã tham gia lĩnh vực tài chính phi tập trung, được xây dựng trên nền tảng blockchain (DeFI) dưới nhiều hình thức tiếp cận đa dạng. Việc tiếp cận các dịch vụ tài chính dễ dàng hơn và rẻ hơn đã thu hút hàng trăm triệu người dùng tham gia.

Một báo cáo gần đây của WB ước tính rằng hiện 71% người độ tuổi trưởng thành ở các nền kinh tế đang phát triển hiện có tài khoản tại ngân hàng hoặc là sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp di động. Mức tăng trưởng này được đánh giá khá nhanh so với thời điểm 2017 (khoảng 63%) và năm 2011 (với chỉ khoảng 47%).

Các giải pháp fintech mới đang góp phần giảm chi phí của các dịch vụ tài chính tương đối phức tạp trước đây, hỗ trợ những người dân bình thường cũng dễ dàng đầu tư thông qua hình thức tiết kiệm nhỏ, giúp họ quản lý chi tiêu tài sản tốt hơn.

Ở Trung Quốc, khoảng 90% cư dân thành thị chủ yếu thanh toán cho các giao dịch mua hàng ngày thông qua các dịch vụ thanh toán tài chính. Tại Indonesia, 90% người dùng Internet sử dụng dịch vụ thanh toán kỹ thuật số để mua hàng hóa hoặc đặt các dịch vụ trực tuyến.

Phát triển theo hướng liên kết quốc tế

Ở một khía cạnh khác, các công ty khởi nghiệp mới nổi ở châu Á đang thiết lập các mô hình kinh doanh khác so với trước, họ sẽ xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp bằng các liên kết mang tính quốc tế.

Thị trường châu Á- Miền đất hứa của mô hình kinh doanh ‘sandbox'
Một người mua sắm quét mã QR của dịch vụ thanh toán kỹ thuật số OVO ở Jakarta, Indonessia. (theo Asia Nikke)

Dường như các công ty sandbox nhận thức rằng, họ cần tập trung nhiều hơn vào việc đạt được quy mô và mở rộng xuyên biên giới bằng cách tạo ra các liên minh hợp tác kinh tế, thay vì chọn phương án sáp nhập và mua lại truyền thống. Điều này đã tạo ra một không gian kinh tế mới năng động và đa dạng hơn, đặc biệt là ở các thị trường châu Á đang phát triển.

Ngay cả khi chịu áp lực từ cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây, có rất ít những gã khổng lồ của phương Tây, hoặc các công ty ở Trung Quốc, lớn mạnh từ việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp, mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp mang thương hiệu toàn cầu, hoặc khu vực nổi lên tại thị trường châu Á bằng việc liên kết.

Ví dụ như công ty tài chính Xendit của Indonesia. Ban đầu, công ty này triển khai dịch vụ tại thị trường nội địa vào năm 2015 và 5 năm sau đó chuyển đến Philippines để mở rộng thị trường và tìm kiếm các đối tác tiềm năng tại đất khách.

Các công ty khởi nghiệp cũng đang đẩy mạnh các mảng mới như quét mã QR và tìm kiếm cơ hội thành công trong các lĩnh vực có AI hỗ trợ, cửa hàng tiện lợi tự phục vụ và vô số các sản phẩm fintech.

Châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng trở thành một nơi thí điểm toàn cầu cho các thử nghiệm sáng tạo cơ chế sandbox. Người tiêu dùng trẻ sẵn sàng thử nghiệm các ứng dụng mới và các tìm cơ hội thiết thực.

Các mô hình kinh doanh bản địa đang diễn ra trên khắp khu vực. Hợp tác theo nguyên tắc “win-win” có lợi cho đôi bên. Các công ty khởi nghiệp tiếp cận thị trường và khách hàng bằng các giải pháp công nghệ bản địa, sáng tạo nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh.

Mặc dù các nền kinh tế châu Á đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến ​​một số ít các doanh nghiệp phát triển mạnh trong thời kỳ này. Những gã khổng lồ mới nổi này đang phát triển, và một trong số sẽ có thể trở thành những kỳ lân châu Á-Thái Bình Dương.

Sandbox có thể coi là một đặc sản của nền kinh tế 4.0. Theo nghĩa đen, sandbox là ô cát, tức là nơi để trẻ em vui đùa mà không sợ chấn thương hoặc làm phiền người lớn. Từ ý nghĩa ban đầu, sandbox lan sang các lĩnh vực khác như tin học, kỹ thuật hoặc chính sách. Trong tin học, sandbox là một môi trường cô lập để chạy thử nghiệm các phần mềm mới mà không ảnh hưởng đến hệ thống chung. Tương tự như vậy, về mặt chính sách kinh tế, sandbox là cơ chế thử nghiệm hoặc thí điểm các chính sách, ý tưởng hoặc mô hình kinh doanh mới trong phạm vi và thời gian xác định, dưới sự giám sát của các nhà quản lý để đánh giá, kiểm nghiệm và điều chỉnh trước khi trở thành một chính sách chung.
'Dòng chảy' thép giá rẻ của Nga vào thị trường châu Á

'Dòng chảy' thép giá rẻ của Nga vào thị trường châu Á

Dòng chảy bất thường sản phẩm thép giá rẻ của Nga đang làm chao đảo thương mại thép ở châu Á, đè nặng lên giá ...

Phó Thủ tướng Nga: Một lượng lớn dầu Moscow đã trở lại thị trường châu Á

Phó Thủ tướng Nga: Một lượng lớn dầu Moscow đã trở lại thị trường châu Á

Ngày 30/6, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, những nỗ lực hạn chế giá dầu mỏ của Nga có thể dẫn đến "mất ...

(theo Nikkei)

Tin cũ hơn