TIN LIÊN QUAN | |
35 học sinh Việt kiều tại Lào nhận học bổng | |
Gặp mặt thân mật các cựu giáo viên kiều bào Thái Lan |
Sau 4 năm, một hội nghị lớn của kiều bào tiếp tục được tổ chức tại thành phố mang tên Bác, đây là chủ trương hay có sự ưu tiên đặc biệt nào, thưa Thứ trưởng?
Năm 2016, chúng ta thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng XII về mục tiêu xây dựng đất nước theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, nâng cao đời sống của người dân. Trong mục tiêu này, chúng ta luôn cần tranh thủ ý kiến tâm huyết của bà con kiều bào. Hội nghị năm nay nhằm huy động trí tuệ, nguồn lực quý báu của kiều bào đóng góp cho sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế của cả nước. Đây cũng là nơi có số lượng lớn người sinh sống ở ngoài nước và gia đình thân nhân kiều bào, là địa phương đang thu hút kiều hối, đầu tư, đóng góp từ chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài nhiều nhất cả nước.
Xin ông cho những nét mới của Hội nghị?
Hội nghị năm nay có chủ đề “Kiều bào chung sức xây dựng TP. Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”. Mong muốn của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh khi tổ chức Hội nghị là có thể nhận được những khuyến nghị tích cực từ những kiều bào có kinh nghiệm, giúp thành phố có được định hướng phát triển cụ thể như kinh tế tri thức, công nghiệp giáo dục, công nghệ cao...; làm thế nào để phát triển khoa học công nghệ, giáo dục theo xu hướng thế giới, giúp TP. Hồ Chí Minh trở thành nơi cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực phía Nam, từ đó hướng tới cả nước và khu vực. Ngoài ra, Hội nghị cũng tranh thủ ý kiến, tư vấn của các doanh nhân kiều bào thành đạt về hướng đầu tư cho thành phố.
Đoàn đại biểu cựu giáo viên kiều bào tại Thái Lan ủng hộ Quỹ vì nạn nhân chất độc da cam 1.750 USD và 32 triệu đồng. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Dự kiến, Hội nghị sẽ có khoảng 300 - 400 đại biểu kiều bào ở khắp thế giới tham dự. Chúng tôi đã nhận được đăng ký của rất nhiều nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ từ các trung tâm khoa học, các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Nhiều bài phát biểu, tham luận cũng đã được gửi về kèm theo nhiều sáng kiến, khuyến nghị rất cụ thể và thú vị. Ví dụ, một nhà đầu tư muốn đưa công nghệ xe điện vào thành phố, hay một nhà công nghệ cao muốn đưa hệ thống quan trắc về môi trường hiện đại về thành phố...
Được biết, Thứ trưởng vừa có chuyến đi tới Bắc Mỹ, tình hình kiều bào ở đây có những nét nổi bật gì, thưa ông?
Chuyến đi đã thành công trên hai phương diện. Đầu tiên là khẳng định sự quan tâm của Nhà nước với kiều bào, đặc biệt là kiều bào ở khu vực Bắc Mỹ - nơi có hơn 2 triệu người Việt, chiếm khoảng 50% số kiều bào ta ở nước ngoài.
Thứ hai, chuyến đi giúp chúng tôi có cái nhìn thực tế, tổng thể về đời sống của bà con, giúp tập hợp và xây dựng những chính sách sát sườn, hỗ trợ tích cực hơn cho cộng đồng để trình Chính phủ.
Ấn tượng lớn của tôi là sự thành đạt của bà con kiều bào Bắc Mỹ trên mọi phương diện. Là một cộng đồng trẻ chỉ khoảng 40 - 50 năm tuổi nhưng cuộc sống của bà con ở đây phần lớn đều ổn định và trung lưu. Đặc biệt, thế hệ kiều bào trẻ được quan tâm và tạo điều kiện phát triển ở các lĩnh vực về tri thức, nhiều cá nhân đã tham gia hệ thống chính trị của chính quyền sở tại và có nhiều doanh nhân người Việt được ghi danh.
Những tâm tư, nguyện vọng nào của bà con khiến ông phải chú ý?
Qua chuyến đi, điều tôi nhận thấy là tấm lòng yêu nước của bà con rất sâu sắc. Mọi người đều quan tâm đến tình hình trong nước, sự phát triển của quê hương, về vấn đề chủ quyền và nâng cao vị thế của Việt Nam. Đặc biệt, bà con có rất nhiều trăn trở về việc bảo tồn văn hóa gốc cho giới trẻ và gìn giữ tiếng Việt.
Chúng tôi đã đi thăm rất nhiều lớp học cho người Việt và nhận thấy rằng, chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa việc hỗ trợ sách giáo khoa, thiết bị dạy học và phát triển các kênh thông tin cho bà con. Một số chính sách cho cộng đồng cần phát triển hơn nữa như tạo điều kiện cho Việt kiều mua nhà, thế hệ trẻ kiều bào được tham gia nhiều sự kiện trong nước hơn...
Khi sang đó, tôi thấy bà con vẫn thiếu thốn nguồn tin chính thống, do vậy, đôi khi tiếp cận nhiều thông tin sai lệch. Chúng tôi cũng đã gặp nhiều nhà báo làm báo tiếng Việt tại Mỹ và nói rằng sẵn sàng mời họ về nước để tận mắt nhìn thấy những đổi thay trên quê hương một cách khách quan nhất. Quan trọng hơn, tôi muốn nhấn mạnh chính sách của Nhà nước ta là mọi kiều bào đều có quyền về nước!
Trong thời gian tới, Thứ trưởng dự định sẽ đến với bà con kiều bào ở vùng nào?
Ưu tiên của tôi vẫn là những nơi bà con gặp nhiều khó khăn. Thời gian tới, có thể tôi sẽ đến Đài Loan - nơi mà cộng đồng người Việt đông đảo, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn về pháp lý và đời sống kinh tế, hoặc ở Macao với phần đông kiều bào là phụ nữ.... Ngoài ra, Campuchia, Lào và Thái Lan cũng là những địa bàn mà bà con cần nhiều hỗ trợ về ngôn ngữ và văn hóa.
Gần đây nhất là ngày 29/10, tại Praha (Czech), sẽ diễn ra Đại hội thành lập Liên hiệp người Việt toàn châu Âu. Tôi sẽ tham dự và chúc mừng sự kiện đánh dấu sự ra đời khối đoàn kết của người Việt ở khắp châu Âu. Tôi tin chuyến đi này sẽ có nhiều thông tin thú vị để chia sẻ.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao viếng cựu Tổng thống Slovakia Michal Kovac Ngày 12/10, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam đã đến Đại sứ quán Slovakia tại Việt Nam ở Hà Nội ghi sổ tang và ... |
Gặp mặt thân mật các cựu giáo viên kiều bào Thái Lan Chiều 11/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ... |
Việt Nam - Sudan thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Quốc vụ khanh Nông lâm nghiệp Sudan Yagoub Mohamed Altayeb, Sudan mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ các dự án hợp tác nông nghiệp, đặc biệt ... |