Nhỏ Bình thường Lớn

“Món nợ lớn” và niềm tự hào

Vào dịp kỷ niệm lần thứ 40 năm ngày xây dựng, sân vận động có biệt danh “Món nợ lớn” đã trở thành niềm tự hào về kiến trúc độc đáo của thành phố Montreal (Canada).
TIN LIÊN QUAN
mon no lon va niem tu hao Anh em nhà Xhaka và câu chuyện về niềm tự hào dân tộc
mon no lon va niem tu hao Hai quốc gia, một quốc hồn quốc túy

Tuy hoành tráng nhưng với người dân địa phương, sân vận động này gợi nhắc đến nợ nần, tham nhũng và trì trệ trong quá trình xây dựng. Do đó, họ gọi đùa nó là “Món nợ lớn” (Big O).

Chi phí thực tế cho công trình này gấp ba lần khoản tiền 300 triệu đô la  Canada theo dự tính của thị trưởng thành phố khi đó, ông Jean Drapeau.

Tháp nghiêng cạnh sân vận động mãi 10 năm sau khi Thế vận hội kết thúc mới được hoàn thành. Tháp nghiêng này nằm trong một công viên được xây bên ngoài sân vận động là Công viên Thế vận hội. Một chiến dịch cải tạo do cơ quan quản lý công viên khởi xướng đã “bơm” đến 7 triệu USD vào công viên và 5 triệu USD vào tòa tháp.

mon no lon va niem tu hao
Sân vận động “Món nợ lớn” nhìn từ bên ngoài.

Kể từ khi được khai trương vào năm 2012 đến nay, công viên đã đăng cai tổ chức hàng trăm sự kiện mỗi mùa hè, bao gồm các trận đấu bóng chày và bóng bầu dục, các buổi hòa nhạc ngoài trời, các lễ hội thể thao mạo hiểm, các lễ hội ẩm thực…

Các quan chức cho biết có khoảng 570.000 người đã tham dự Thế vận hội Stade tổ chức ở đây năm 2015 - gấp đôi số du khách đến đây năm 2011.

Đối với một sân vận động đã tồn tại qua hai thập kỷ, dường như cảm xúc của người dân Montreal đang thay đổi. Trước đây, có thể mọi người không hài lòng do chi phí tốn kém khi xây dựng sân vận động, nhưng giờ đây họ rất tự hào về nó.

Cỗ máy ngốn tiền

Tuy nhiên, đối với nhiều người, điều khiến họ không mấy hài lòng là sân vận động này vẫn ngốn khoảng 1 triệu USD mỗi năm để bảo dưỡng, chủ yếu do sự cố trên mái. Mái mới đã được xây dựng thay thế mái cũ đã hỏng - một kết cấu toàn xi măng theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Roger Taillibert.

Trên thực tế, Big O vẫn tồn tại được là một điều khá thần kỳ. Tại các điểm thi đấu của Thế vận hội trước (2011), hầu hết các kết cấu đa năng lớn bằng bê tông được xây dựng vào những năm 1970 đã bị hư hỏng.

Lúc đó, một ủy ban nghiên cứu về tương lai của Công viên Thế vận hội đã phát hành một bản báo cáo kèm theo một số đề xuất về những việc cần làm với khu vực này. Có ý kiến cho rằng nên phá hủy nó.

mon no lon va niem tu hao
Big O nhìn từ trên cao giống như một con tàu vũ trụ.

Trong khi đó, người dân Montreal muốn bảo tồn và nâng cấp quần thể này. Theo một cuộc khảo sát năm đó, 95% người dân Quebec phản đối việc phá hủy. Có lẽ họ tiếc nuối một công trình mà họ đã phải đóng góp rất nhiều tiền cho nó thông qua việc đóng thuế.

Đến bây giờ người ta vẫn nhớ đến Thế vận hội 1976 khiến tên tuổi thành phố Montreal được cả thế giới biết đến. Với tư duy đó, các nhà quản lý công viên đã nỗ lực khuyến khích các vận động viên đến đây tập luyện và cố gắng thu hút nhiều du khách đến với các nhà hàng và khách sạn ở đây.

Các quan chức cũng đề xuất việc lắp đặt lại mái co rút với chi phí 200 triệu USD. Có thể điều này khiến người ta tò mò khi đầu tư quá nhiều vào một tổ hợp thể thao không phải là sân nhà dành riêng cho môn thể thao nào - nhưng đó mới chỉ là một phần tư chi phí ước tính cho việc phá hủy mái cũ. 

Mùa thu năm ngoái (2015), chính quyền Quebec đã phê duyệt 166 triệu USD để cải tạo sân vận động - khoảng 1/4 chi phí đã giúp biến tòa tháp thành một khu văn phòng cho ngân hàng Desjardins, doanh nghiệp sở hữu đầu tiên của công viên này.

Theo ông Cedric Essiminy, quan chức phụ trách quan hệ công chúng của Công viên Thế vận hội, sự có mặt của 1.300 nhân viên ngân hàng Desjardin có thể thu hút nhiều nguồn đầu tư hơn vào khu vực lân cận sân vận động. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc khôi phục sân vận động - điều mà trong mắt ông - là một sự tiếp nối những gì vẫn diễn ra thầm lặng ở đây.

Khi sự bực bội nguôi ngoai, những người dân Montreal lớn tuổi dường như dự đoán được khả năng sẽ có những lần trùng tu tiếp theo cho “Big O”.

Dĩ nhiên, một số người vẫn xem sân vận động này như một con voi trắng to lớn, gợi nhắc đến sự tốn kém.

Nhưng nhiều người được phỏng vấn cho biết họ vẫn tự hào về sân vận động, đặc biệt là kiến trúc độc đáo của nó và vẫn lưu giữ những kỷ niệm khi được sinh ra và sinh sống ở gần sân vận động này.

mon no lon va niem tu hao Niềm tự hào của toàn xã hội

Việt Nam nằm trong những quốc gia có nhiều di sản được UNESCO ghi danh. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục được bảo tồn tốt, ...

mon no lon va niem tu hao Niềm tự hào của người Việt ở Hungary

Nữ sinh gốc Việt Thuroczy My Lan cùng các bạn học trong nhóm của mình đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Tìm kiếm ...

mon no lon va niem tu hao Khoảnh khắc Hà Nội xưa và nay

Thủ đô Hà Nội ngày nay không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là niềm tự hào của cả dân ...

Trung Hiếu (theo Citylab)