Món quà đặc biệt ở Nhơn Hải

Minh Hòa
Nghe danh Nhơn Hải đã lâu, nhưng phải đến tận bây giờ, tôi mới được chứng kiến những điều mà “khoa học không giải thích nổi” ở nơi đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Món quà đặc biệt ở Nhơn Hải
Toàn cảnh Nhơn Hải và bức tường Thành cổ chụp từ trên cao. (Nguồn: qpquinhon)

Từ thành phố Quy Nhơn, chạy dọc bờ biển xanh cát trắng nắng vàng khoảng 30 km, chúng tôi đến thăm làng chài Nhơn Hải.

Đi bộ giữa đại dương

Bạn không biết bơi, không giỏi lặn nhưng lại muốn “đi bộ” giữa đại dương? Bạn muốn ngắm san hô sống dưới biển bằng mắt thường? Bạn không phải tìm đâu xa, ở ngay Nhơn Hải - Quy Nhơn, bạn sẽ được trải qua cảm giác này khi đi bộ trên bức tường thành cổ dưới biển, nơi chỉ hiện ra một vài lần trong tháng.

Tôi may mắn được anh Vũ Trọng Hữu, sinh ra và lớn lên tại Nhơn Hải tình nguyện làm “hướng dẫn viên du lịch” cho chuyến đi. Lẫn trong tiếng gió biển, anh hóm hỉnh bảo: “Ai yêu thơ mà chưa thăm mộ Hàn Mạc Tử là chưa đến Quy Nhơn. Ai yêu khám phá mà chưa đến bức tường thành cổ Nhơn Hải cũng là chưa đến Quy Nhơn”. Theo hướng tay anh chỉ, làng chài Nhơn Hải hiện ra cong cong, như muốn vươn cánh tay nhỏ bé của mình ra ôm trọn biển xanh vào lòng.

Chỉ trừ những ngày giông bão, hầu hết biển Nhơn Hải luôn khoác trên mình bộ cánh màu ngọc bích tuyệt đẹp. Từ xa, trông làng chài như nàng công chúa bên bờ biển đại dương, với chiếc vương miện là đảo Hòn Khô nổi bật giữa những rạn san hô đầy màu sắc quyến rũ. Tay nàng như đang nâng bức tường thành cổ huyền bí - món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho Nhơn Hải dưới lòng biển, mỗi tháng chỉ hiện ra hai lần, vào ngày mồng một và ngày rằm (theo âm lịch - lịch Mặt trăng).

Mùa rong nho ở Nhơn Hải. (Ảnh: Hoàng Dưỡng)
Mùa rong nho ở Nhơn Hải. (Ảnh: Hoàng Dưỡng)

Anh Hữu chia sẻ, bức tường thành cổ được người dân phát hiện từ rất lâu về trước. Nhưng phải đến sau này, cách đây một vài năm, vào tháng Tám, rêu xanh trên kè đá mọc mượt như tóc nàng thiếu nữ đã thu hút du khách đến tham quan. Vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều du khách đổ dồn đến chơi Tết, ngắm biển, khiến Nhơn Hải chật kín. Từ đó, người ta nhắc nhiều đến “rong rêu Nhơn Hải” và sau đó, người ta tìm đến bờ đập khi xưa để tìm cảm giác đứng giữa đại dương. Rồi cái tên “bức tường thành cổ Nhơn Hải” ra đời từ đó.

Không chỉ có một mà ở đây có hẳn hai bức tường thành cổ như vậy. Bức thứ nhất nối liền vách đá thôn Hải Nam (làng chài Nhơn Hải) ra đến đảo Hòn Khô của thôn Hải Đông. Bức thứ hai ở thôn Hải Giang, cách đó khoảng 5km, cũng chìm dưới mặt nước biển, khi thủy triều xuống sẽ nhìn thấy đoạn tường thành dài hơn 3km ở gần bờ, người dân địa phương gọi là Rạng Cầu.

“Tiếc là mùa này tháng Chín, các bạn đến thì rêu xanh phủ hết rồi, chỉ còn rong mơ, tuy cuối mùa nhưng vẫn bồng bềnh trên mặt biển, kết thành vệt, thành thảm vàng trông rất đẹp”, anh Hữu nói.

Chúng tôi dừng chân tại làng chài Nhơn Hải, nơi có bức tường thành cổ thứ nhất. Trước mắt tôi là một đường kẻ thẳng màu trắng như được vẽ bằng sóng biển, nối liền vách đá thôn Hải Nam ra đến đảo Hòn Khô. Anh Hữu gọi với qua: “Chị Miên ơi, cho chúng em qua bờ đập chơi với ạ!”. Táp ghe vô bờ, chị Miên với gương mặt rắn rỏi đặc trưng dân miền biển, cùng làn da “tươi màu suy nghĩ” nhìn chúng tôi nở nụ cười nhân hậu.

Chiếc ghe chạy tầm 5-7 phút đưa chúng tôi đến với kỳ quan thiên nhiên này. Bức tường thành cổ dần dần hiện ra với những con sóng vỗ từ hai phía, nên trông xa mới thấy vệt trắng. Ở giữa vệt trắng dần hiện ra một con đường nhỏ có bề rộng khoảng 2m - một đầu dẫn đến vách đá thôn Hải Nam, đầu kia hướng về phía Hòn Khô. Tổng chiều dài con đường dễ đến vài km. Nói là hướng tới vì đầu bên kia không nối liền với đảo Hòn Khô mà vẫn còn một khoảng trống dài khoảng vài trăm mét. Đó là nơi ghe và tàu nhỏ qua lại từ biển để vào bờ hay từ bờ đi ra biển đánh bắt hải sản.

Ghe dừng ngay giữa đoạn bức tường thành cổ, cả một khoảng trống rộng chừng 10m. Chúng tôi lội vài mét thì đến phần thành nổi. Dường như chúng tôi đang dạo chơi giữa đại dương bao la, mênh mông. Một cảm giác tôi chưa từng trải qua.

Xung quanh thành, những vỏ sò bám chặt cứng. Lần đầu tiên trong đời, tôi được tận mắt nhìn thấy rạn san hô nhỏ lún phún nhô lên trong làn nước trong vắt.

Tôi khẽ chạm vào chúng, cảm giác mềm mềm, êm ái. Những đoạn tường vỡ, nước chảy từ biển vào là những nơi san hô mọc tập trung nhiều nhất. Và lúc này, chúng tôi không cần phải lội sâu xuống biển như ở Hòn Khô hay Côn Đảo mới có thể xem được san hô.

Món quà đặc biệt ở Nhơn Hải
Rêu xanh trên kè đá mọc mượt như tóc nàng thiếu nữ ở Nhơn Hải. (Nguồn: Youtube)

Bí ẩn tường thành cổ dưới biển

Chúng tôi dạo chơi chừng một giờ đồng hồ thì chị Miên qua đón. Chị bảo, các cụ trong làng gọi đây là bờ đập. Không biết nó có từ bao giờ, nhưng tường thành cổ này mới chỉ lộ ra hẳn khỏi mặt nước cách đây chừng 40 năm. Rõ nhất thì vào những ngày mùng một và ngày rằm, hoặc hôm nào thủy triều cạn thì con đường sẽ lộ ra. Cụ thể là trong nửa năm đầu - vào tháng Sáu, chỗ tường cổ này sẽ cạn vào buổi sáng, trong những ngày mồng 8 đến ngày 12 âm lịch. Từ những tháng tiếp theo đến cuối năm, vào những ngày 15 đến 20 hàng tháng thì chỗ bức tường sẽ cạn vào buổi chiều. Đặc biệt hàng tháng, ngày mồng một và ngày rằm là lúc nước cạn nhất, bức tường thành cổ sẽ lộ ra rõ nhất.

Theo chị Miên, cán bộ hữu quan và các nhà khoa học cũng về khảo sát, nhưng chưa biết bức tường này có niên đại bao lâu, xây dựng thế nào. Chỉ biết bề mặt tường thành khá phẳng, rộng hơn 10m nhưng độ cao chưa xác định được. Ở đây, người dân địa phương từng lặn xuống, đóng đinh sắt để giữ tàu khẳng định, tường thành không xây bằng đá hoặc gạch mà bằng thứ gì đó như hồ vữa đặc nguyên khối.

Tác giả đứng tại khu vực Bức tường Thành cổ. (Ảnh: George Newman)
Tác giả đứng tại khu vực Bức tường Thành cổ. (Ảnh: George Newman)

Khu này có hai đoạn bờ thành và có kết cấu giống nhau nên nhiều người phỏng đoán nó là một tường thành kéo dài. Tuy nhiên, không ai biết chính xác tường thành cổ này dài đến đâu và được xây dựng từ thời nào. Chúng tôi cứ gọi thân quen là bờ đập, giúp chắn bão biển, bảo vệ dân chài.

Có lẽ, bờ thành Nhơn Hải và lũy đá trên núi Tam Tòa là những công trình phòng thủ có liên quan đến nhau, dù chưa có tư liệu nào nhắc đến bờ thành được xây dựng ở vùng biển Nhơn Hải.

TS. Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng tổng hợp Bình Định chia sẻ, ông từng khảo sát và nghĩ rằng, đây là công trình mà người Champa khi xưa xây dựng. Tuy nhiên, sau đó, một số người bạn của ông làm công tác địa chất vào lấy mẫu thì cho rằng đây là một bờ san hô cổ do thiên nhiên hình thành từ mấy triệu năm về trước. Có thể, đây là một rạn san hô cổ chứ không phải các rạn san hô như hiện nay. Trong quá trình hình thành địa chất, việc tạo nên bờ san hô cổ này cũng là một điều chưa thể giải thích được. Còn về sau này người Champa có dùng làm bờ cảng hay không thì cũng chưa có tài liệu nào nói đến.

Thả hồn theo làn gió biển mát lành, tôi ngắm những cặp đôi đang thích thú chụp ảnh trên bức tường thành cổ - con đường độc đáo này mà cảm nhận Nhơn Hải sớm sẽ trở thành một kinh đô du lịch. Thời điểm du lịch làng chài Nhơn Hải lý tưởng vào khoảng từ tháng Ba đến tháng Chín dương lịch. Lúc này, biển Nhơn Hòa có ánh nắng chan hòa, sóng biển êm dịu, rất thích hợp để vui chơi. Nếu may mắn bạn còn có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rêu xanh bám trên những kè đá sát biển. Đặc biệt, từ tháng Năm đến tháng Bảy, khi những rặng rong mơ chín vàng thả mình đung đưa theo làn nước biển trong xanh có thể làm mê đắm lòng người.

Bình Định - ‘Đất võ’ đã dọn tổ to

Bình Định - ‘Đất võ’ đã dọn tổ to

Loạt doanh nghiệp, du khách trong nước đã “gõ cửa” miền “đất võ” Bình Định những ngày cuối tháng Ba nhân Tuần lễ Amazing Bình ...

Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Dự án khu du lịch sinh thái Eo Gió (Quy Nhơn, Bình Định) được quy hoạch với các loại hình dịch vụ du lịch tổng ...

Trưng bày ảnh quảng bá du lịch Bình Định - Thừa Thiên Huế - Nghệ An tại TP. Huế

Trưng bày ảnh quảng bá du lịch Bình Định - Thừa Thiên Huế - Nghệ An tại TP. Huế

Hơn 300 bộ ảnh trưng bày giới thiệu đến du khách những hình ảnh đặc sắc, phong phú về cảnh quan thiên nhiên, nét văn ...

‘Bỏ túi’ danh sách 4 làng chài đẹp như tranh vẽ ở Bình Định

‘Bỏ túi’ danh sách 4 làng chài đẹp như tranh vẽ ở Bình Định

Tách biệt khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị, 4 làng chài ở Bình Định mang đến cho du khách cơ hội trải ...

Sẽ xây dựng công viên võ Bình Định tại TP. Quy Nhơn

Sẽ xây dựng công viên võ Bình Định tại TP. Quy Nhơn

Công viên võ Bình Định sẽ phản ánh và tôn vinh văn hóa võ cổ truyền của Bình Định - nét đặc trưng văn hóa ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/12/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/12/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 21/12. Lịch âm 21/12/2024? Âm lịch hôm nay 21/12. Lịch vạn niên 21/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 21/12/2024: Xử Nữ sự nghiệp khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 21/12/2024: Xử Nữ sự nghiệp khởi sắc

Tử vi hôm nay 21/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Miss Charm 2024: Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Miss Charm 2024: Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm ...
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Biểu tượng của niềm tin và thiện chí hợp tác quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Biểu tượng của niềm tin và thiện chí hợp tác quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 góp phần thúc đẩy đối ngoại và hợp tác quốc phòng trên tất cả các lĩnh vực, vì hòa bình, ổn ...
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Giới thiệu chương trình nghệ thuật đặc sắc của nghệ sĩ Hong Kong tại Việt Nam

Giới thiệu chương trình nghệ thuật đặc sắc của nghệ sĩ Hong Kong tại Việt Nam

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và Zuni Icosahedron sẽ giới thiệu chương trình biểu diễn nghệ thuật vào tối 18/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động