Một số quốc gia cũng dọa tẩy chay Olympic Paris 2024 nếu IOC cho phép các vận động viên Nga và Belarus tham gia thi đấu. (Nguồn: Getty) |
Trước đó ngày 10/2, Bộ trưởng Thể thao Lithuania Jurgita Siugzdiniene thông báo một nhóm 35 quốc gia, trong đó có Mỹ, Đức và Australia, đã yêu cầu cấm các vận động viên Nga và Belarus tham dự Thế vận hội 2024 tại Paris (Pháp).
Động thái này làm gia tăng sức ép đối với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), trong bối cảnh tổ chức này cho rằng sẽ là phân biệt đối xử nếu cấm các vận động viên chỉ dựa trên quốc tịch của họ. IOC muốn để những vận động viên Nga và Belarus thi đấu với tư cách là “vận động viên trung lập”.
Trước đó, Ba Lan đã đề xuất xếp các vận động viên Nga và Belarus phản đối chiến tranh tại Ukraine vào đoàn thể thao "Người tị nạn tại Olympic 2024". Một số quốc gia cũng dọa tẩy chay Olympic Paris 2024 nếu IOC cho phép các vận động viên Nga và Belarus tham gia thi đấu.
Về phía Pháp, trong chuyến thăm thủ đô Kiev ngày 9/2, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo, đại diện cho thành phố đăng cai Thế vận hội trong Ban tổ chức Olympic 2024, khẳng định không mong muốn vận động viên Nga và Belarus tham gia thi đấu, kể cả dưới lá cờ trung lập, chừng nào chiến tranh tại Ukraine chưa kết thúc.
Bộ trưởng Thể thao Nga Matytsin nhấn mạnh: "Đây là sự can thiệp trực tiếp của các bộ trưởng vào hoạt động của các tổ chức thể thao độc lập, một âm mưu đưa ra các điều kiện để các vận động viên tham gia các cuộc thi quốc tế và điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Cũng theo ông Matytsin, điều này phá hủy sự thống nhất của thể thao quốc tế và Phong trào Olympic quốc tế, biến thể thao thành phương tiện gây áp lực để giải quyết các vấn đề chính trị.
Trước đó, đại diện phía các liên đoàn thể thao ở Nga cũng kêu gọi IOC hãy rạch ròi theo đúng phương châm thể thao không bị tác động và chi phối bởi chính trị.
| Nhiều nước kêu gọi Taliban rút lệnh cấm nữ nhân viên viện trợ tại Afghanistan Ngoại trưởng 12 nước và Liên minh châu Âu (EU) đã hối thúc chính quyền Taliban ở Afghanistan rút quyết định cấm nữ nhân viên ... |
| Việt Nam kêu gọi Hội đồng Bảo an và các thành viên đi đầu trong thúc đẩy và tăng cường thượng tôn pháp luật Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định luật pháp quốc tế là nền tảng của trật tự quốc tế hiện đại và hoà ... |
| Một nước thành viên NATO giáp Nga ký hợp đồng mua vũ khí ‘lớn nhất từ trước đến nay’ Ngày 13/1, Na Uy - nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có chung đường biên giới với Nga - ... |
| Nga chuẩn bị chạy thử chiến hạm lớn nhất thế giới Đô đốc Nakhimov Tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov, một trong những chiến hạm lớn nhất thế giới của Nga được trang bị vũ khí hạng nặng, đang ... |
| Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Ukraine nhưng không có điều kiện tiên quyết, Moscow cần bao lâu để kiểm soát Donbass? Ngày 11/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin tuyên bố nước này sẵn sàng đàm phán với Ukraine dựa trên thực tế tồn tại. ... |