📞

Một bộ bài cũ vừa được bán với giá ‘cắt cổ’: Hơn 2,3 tỷ đồng

16:34 | 14/08/2019
Bộ bài được bán là một bộ bài Pokemon phiên bản đầu tiên năm 1999 được in bằng tiếng Anh.    
Thẻ bài Pokemon phát hành năm 1999. (Nguồn: Getty Images)

Một bộ bài Pokemon phiên bản đầu tiên từ năm 1999 vừa được bán với giá 107,010 USD (hơn 2,3 tỷ đồng) trong một cuộc đấu giá.

Bộ bài hoàn chỉnh, bao gồm 103 thẻ bài, trong đó có một thẻ bài Charizard hiếm, có thể được bán riêng tới 20.000 USD, theo các nhà đấu giá. Trong thực tế, một bản sao gần như hoàn hảo của chiếc thẻ bài này hiện đang được bán trên mạng với giá đấu thầu là 2.174 USD.

Nhà đấu giá Goldin Auctions cho biết trên trang web của mình rằng mỗi thẻ bài đều được xếp loại “GEM-MT 10” - hay “Gem Mint” - nghĩa là “bộ này hoàn toàn hoàn hảo”, theo đánh giá của cơ quan Xác thực thể thao chuyên nghiệp.

Giá đấu thầu lúc đầu bắt đầu ở mức 25.000 USD, nhà thầu sau đó nhận được 12 đơn giá thầu trước khi phiên đấu giá kết thúc vào thứ Bảy.

Những thẻ bài Pokemon phiên bản đầu tiên này có thể được xác định riêng bằng một con dấu tròn nhỏ màu đen ở phía dưới bên trái của hình ảnh Pokemon, biểu thị chúng là một phần của bản phát hành gốc năm 1999.

Goldin cho biết một số chuyên gia tin rằng bộ bài Pokemon này là một trong những bộ bài đắt giá nhất thế giới hiện tại.

“Trong nhiều thập kỉ, trò chơi thẻ bài Pokemon bắt đầu vào năm 1999 vẫn là một trò chơi chính trong thời thơ ấu của nhiều người, mang lại những gì giống như là một môn nghệ thuật bị đánh mất trong một cảm giác hoài cổ xa xưa”, các nhà đấu giá cho biết.

“Đối với nhiều người, nó báo hiệu sự kết thúc của thời đại đồ chơi hữu hình và sự khởi đầu của thời đại ảo, vì không có vật phẩm nào khác trở nên phổ biến hoặc mang tính biểu tưởng như Pokemon trong những năm sau đó”, theo nhà đấu giá.

Nhà đấu giá nói thêm rằng có một bộ thẻ bài Pokemon tương tự đã được bán trong đợt giảm giá tháng 12/2017 với giá gần 100.000 USD, thêm vào đó, nhu cầu về các bộ bài Pokemon phiên bản đầu tiên hoàn chỉnh đang tiếp tục tăng.

(theo Dân trí/CNBC)