Một châu Âu kết nối

​Đây là điều mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker muốn gửi gắm tới người dân của Liên minh châu Âu (EU) qua bản Thông điệp Liên minh thường niên cuối cùng trong nhiệm kỳ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mot chau au ket noi Cuộc khủng hoảng người di cư ám ảnh EU
mot chau au ket noi Bình luận của TG&VN: Đức - Anh cạnh tranh ở châu Phi

Mở đầu bài phát biểu sáng ngày 12/9 tại Strasbourg (Thụy Sỹ), ông đã nêu bật thành tựu của EU thời gian qua. Nền kinh tế của khối đã tăng trưởng liên tiếp 21 quý, 12 triệu việc làm mới được kiến tạo kể từ năm 2014, với 239 triệu người đang làm việc trong khối. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 14,8%, mức thấp kỷ lục kể từ năm 2000. Hy Lạp, sau thời gian vật lộn với khủng hoảng tài chính, đã có thể tự đứng trên đôi chân của mình. EU đã thiết lập Hiệp định Thương mại với 70 quốc gia, chiếm tới 40% GDP của toàn thế giới. Châu Âu luôn đi đầu trong nỗ lực xây dựng một thế giới tiến bộ hơn, từ tiên phong trong chống lại tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu tới ủng hộ tự do thương mại toàn cầu. Ông Jean-Claude Juncker khẳng định: “Khi đoàn kết, châu Âu là thế lực đáng gờm.”

Song, ở thời điểm hiện tại, EU đang phải đối mặt với tình trạng “chia năm sẻ bảy”, một trong số đó đến từ Brexit và quá trình thương thảo giữa khối này và Anh. Trong bài phát biểu của mình, ông Jean-Claude cho biết Brussels sẽ không để London tận hưởng lợi ích của thị trường chung và EU sẽ không chịu trách nhiệm việc đàm phán thất bại.

mot chau au ket noi
Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker đọc Thông điệp Liên minh thường niên trước Nghị viện châu Âu tại Strasbourg (Thụy Sỹ) ngày 12/9. (Nguồn: EC)

Thêm vào đó, ông cũng khẳng định Anh sẽ không thể tận hưởng lợi ích từ chương trình vệ tinh Galileo chung cho toàn khối. Tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch EC sẽ làm London “nóng mặt”, nhất là khi Anh đã nộp tới 1,3 tỷ USD và tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện chương trình. Động thái này cũng ít nhiều phủ bóng đen lên khả năng thương thuyết giữa hai bên về cùng nhau sử dụng hệ thống được kỳ vọng sẽ “sánh vai” với mạng lưới vệ tinh Mỹ một khi được triển khai vào năm 2020.

Khủng hoảng di cư cũng là vấn đề trọng tâm được ông Claude nhắc tới trong bài phát biểu của mình. Chủ tịch EC đã đề xuất ba ý tưởng giải quyết thực trạng này. Đầu tiên, từ nay đến hết 2018, Cơ quan Biên phòng và Bờ biển châu Âu (EBCG) sẽ tuyển dụng 10.000 nhân viên để giải quyết các vấn đề liên quan tới người nhập cư, đồng thời hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia ngoài EU. Thứ hai, Cơ quan Tị nạn sẽ được cung cấp thêm 372 triệu USD trong giai đoạn 2019-2020 và 1,45 tỷ USD cho giai đoạn 2021-2027. Cuối cùng, quá trình định cư cho người tị nạn cũng sẽ được cải tổ, với việc hoạch định lại 50.000 người và thiết lập cơ chế thẻ Xanh (Blue Card) nhằm thu hút các lao động có tay nghề cao.

Nhà lãnh đạo EU cũng khẳng định rằng đã đến lúc đồng Euro cần có những bước tiến mạnh mẽ, nhằm thay thế đồng USD trong các giao dịch thương mại toàn cầu. “Bước lùi” của Washington trên chính trường thế giới là thách thức, song cũng là cơ hội để Brussels đóng một vai trò lớn hơn. Tuy nhiên, để tận dụng khoảnh khắc này, EU cần có sự chuẩn bị kỹ càng, trong một thế giới nơi Mỹ trở thành “đối thủ”, với chính sách bảo hộ thương mại và đường lối đối ngoại khó lường. Một trong những bước đầu tiên có thể là thông qua việc áp dụng bỏ phiếu đa số, từ bỏ quyền phủ quyết trong một số lĩnh vực đối ngoại, cho phép Brussels hành động quyết đoán hơn.

Cuối cùng, để đảm bảo một EU kết nối, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker khẳng định châu Âu cần cảnh giác trước làn sóng dân túy dâng cao, đe dọa chia rẽ đoàn kết nội khối. Việc ngày càng nhiều lãnh đạo phe dân túy nắm quyền, trong khi bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra vào tháng 5/2019, có thể ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình cải tổ châu Âu và duy trì tính thống nhất khối của ông Juncker. Chỉ còn một năm trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 10/2019 và Chủ tịch EC đang nỗ lực hết mình để hoàn thành “giấc mơ châu Âu” vĩ đại của mình.

mot chau au ket noi ​Pháp kêu gọi EU lập kế hoạch phòng vệ tập thể

Ngày 30/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu thông qua một hình thức phòng vệ tập thể, trước những mối lo ngại ...

mot chau au ket noi "EU đang đẩy Anh vào viễn cảnh không có thỏa thuận Brexit"

Ngày 4/8 Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cho rằng việc Liên minh châu Âu (EU) không chịu nhượng bộ đang đẩy nước Anh ...

mot chau au ket noi EU đang cố thoát khỏi cái bóng của nước Mỹ

Ngày 17/7, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk lên tiếng ám chỉ "bóng tối ngày càng tăng trong quan hệ chính trị quốc tế". 

Lưu Huỳnh

Đọc thêm

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Sau khi giúp Bayern Munich loại Arsenal ở vòng tứ kết, HLV Thomas Tuchel cán mốc đặc biệt trong lịch sử Cúp C1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh đông đảo cán bộ, công nhân vẫn làm việc miệt mài trên công trường dự án ngay trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hùng nhân ngày Giỗ Tổ Hùng ...
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động