Chính phủ Mỹ lại rơi vào thế khó. (Nguồn: FT) |
Hạ viện đã bác bỏ gói chi tiêu với 174 phiếu ủng hộ và 235 phiếu chống, trong đó có 38 thành viên đảng Cộng hòa cùng với gần như toàn bộ thành viên đảng Dân chủ bỏ phiếu phản đối.
Thời hạn tài trợ của chính phủ sẽ hết vào nửa đêm ngày 20/12 (giờ địa phương), có khả năng gây ra sự gián đoạn các dịch vụ công và ảnh hưởng đến hơn 2 triệu nhân viên liên bang.
Dự luật sẽ gia hạn tài trợ của chính phủ đến tháng 3/2025 - thời điểm ông Trump nhậm chức và đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện.
Tin liên quan |
Được 'trời phú' cho trữ lượng khí đốt khổng lồ, doanh thu trăm tỷ USD, nước Trung Đông vẫn lao đao vì thiếu điện |
Ngoài ra, dự luật chi tiêu này bao gồm 100 tỷ USD cứu trợ thiên tai đồng thời đình chỉ trần nợ trong hai năm.
Đảng Cộng hòa đã loại bỏ một số điều khoản trong thỏa thuận ban đầu, chẳng hạn như tăng lương cho các nhà lập pháp và các quy tắc mới cho các nhà quản lý dược phẩm. Tuy nhiên, việc đình chỉ giới hạn nợ trong hai năm vẫn được giữ nguyên trong dự luật.
Biện pháp này được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông qua các đợt cắt giảm thuế mà ông Trump đã cam kết cũng như cho phép nợ liên bang - hiện ở mức 36.000 tỷ USD - tiếp tục tăng.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson lập luận: "Gói chi tiêu này sẽ tránh được sự gián đoạn, tạo điều kiện cho việc cắt giảm chi tiêu trong tương lai và cho phép đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát quy trình khi ông Trump nhậm chức".
Đảng Dân chủ chỉ trích dự luật và lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries cáo buộc đảng Cộng hòa sử dụng dự luật như một vỏ bọc cho việc cắt giảm thuế có lợi cho những người giàu có.
Ông Jeffries đặt câu hỏi về "trách nhiệm tài khóa" của đảng Cộng hòa, lập luận rằng kế hoạch này sẽ làm tăng nợ quốc gia. Một số thành viên Đảng Cộng hòa cũng bày tỏ sự phản đối dự luật, nói rằng nó sẽ mở đường cho phép chính phủ nợ nần nhiều hơn trong khi không cắt giảm được chi tiêu.
Ngay cả khi dự luật được thông qua tại Hạ viện, nó cũng sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn tại Thượng viện hiện vẫn do đảng Dân chủ kiểm soát.
Tổng thống Joe Biden cũng phản đối dự luật này.
Ông Trump đã kêu gọi các nhà lập pháp chấp thuận thỏa thuận để loại bỏ vấn đề trần nợ trước khi ông nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Lần đóng cửa chính phủ gần nhất diễn ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, kéo dài từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2019.
| Kinh tế Nga vượt Nhật Bản và đứng đầu châu Âu Ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại cuộc họp báo cuối năm được truyền hình trực tiếp ... |
| Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Giá vàng 'vật lộn' bám ngưỡng hỗ trợ, kinh tế Mỹ không suy thoái, Bitcoin đắt khách, giá tiếp tục cao kỷ lục Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Giá vàng thế giới "vật lộn" để giữ ngưỡng hỗ trợ 2.600 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC và ... |
| Nền kinh tế dẫn đầu châu Âu 'không sụp đổ trong một đêm'... mà đáng sợ hơn nhiều Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang tiến đến điểm không thể quay lại khi các xu hướng kinh tế tiêu cực ... |
| Nga sẽ 'tung' thêm LNG ra thị trường thế giới, châu Âu cần mặt hàng này? Ngày 19/12, phát biểu tại cuộc họp báo lớn cuối năm và giao lưu trực tiếp với người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho ... |
| Được 'trời phú' cho trữ lượng khí đốt khổng lồ, doanh thu trăm tỷ USD, nước Trung Đông vẫn lao đao vì thiếu điện Sở hữu trữ lượng khí đốt khổng lồ nhưng Iran đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng, đến mức phải đóng ... |