Một người bạn vàng ở ‘tuổi 56’ của ASEAN

Hà Phương
Ở tuổi 56, ASEAN có một “tình bạn vàng” 50 năm với người bạn “lặng lẽ và bền bỉ” Nhật Bản. Nhật Bản đồng hành cùng ASEAN và người dân ASEAN từ chính sách đến cuộc sống, “từ trái tim đến trái tim”, dù là Học thuyết Fukuda (năm 1977) hay quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện (9/2023) đều thể hiện sự chân thành và gắn kết từ cả hai phía.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 26, tháng 9/2023. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26, tháng 9/2023. (Nguồn: TTXVN)

Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản (tại Tokyo, 16-18/12) diễn ra ngay sau khi hai bên nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, do đó, có ý nghĩa quan trọng, nhằm đề ra định hướng phát triển quan hệ trong giai đoạn mới, xứng tầm với khuôn khổ mới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị, theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26 tháng Chín vừa qua tại Jakarta, Indonesia, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã nhấn mạnh: “Tôi mong chúng ta sẽ ghi nhận năm nay là ‘cơ hội vàng’ để truyền lại ‘tình hữu nghị vàng’ lâu đời giữa Nhật Bản và ASEAN cho thế hệ mai sau”.

“Tình bạn vàng, cơ hội vàng”

“Tình hữu nghị vàng” giữa những vùng đất Á châu đó đã được minh chứng bằng hành trình năm thập kỷ đồng hành phát triển, vượt qua không ít thử thách, gian nan. Từ lâu, Nhật Bản đã xác định mối quan hệ lâu dài với ASEAN, để từ đó thúc đẩy hợp tác toàn diện với ASEAN trên cả bốn trụ cột: đối tác vì hòa bình và ổn định, đối tác vì sự thịnh vượng, đối tác vì chất lượng cuộc sống và đối tác “từ trái tim đến trái tim”.

Có lẽ, niềm tự hào hay bản sắc riêng của ASEAN chính là tinh thần đoàn kết của một “mái nhà chung” và vai trò trung tâm ngày càng được khẳng định thông qua “sức hút” của các cơ chế khu vực do ASEAN dẫn dắt. Nhật Bản - người bạn luôn nói hai từ “ủng hộ” - là đối tác tích cực, quan trọng của ASEAN trong các cơ chế như ASEAN+3 (bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)...; qua đó, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định tại khu vực.

Nguồn vốn ODA hay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Nhật Bản đều là những khái niệm không mấy xa lạ với người dân ASEAN. Rõ ràng, sự đồng hành của người bạn Nhật Bản đã đi vào cuộc sống của người dân Hiệp hội một cách chân thành và bền bỉ. Nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho các nước ASEAN đã giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo về công nghệ thông tin, y tế, sức khỏe…; thúc đẩy giao lưu và sự hiểu biết giữa người dân hai nước thông qua nhiều dự án.

Hiện nay, FDI của Nhật Bản vào ASEAN lớn thứ tư trong số các nước đối tác của khối; năm 2021, đạt 12 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2020. Riêng trong năm 2022, 12% tổng vốn FDI của Nhật Bản chảy vào các nước ASEAN. Từ lâu, Nhật Bản đã là một trong những đối tác kinh tế “đáng tin cậy nhất” của ASEAN.

Tình hữu nghị ASEAN-Nhật Bản còn được đắp xây từ những mối liên kết con người với con người, sóng đồng điệu từ con tim đến con tim. Hiện nay, tổng số thành viên của Hiệp hội Cựu lưu học sinh các nước Đông Nam Á tại Nhật Bản (ASCOJA) là hơn 50.000 người; Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản đã thực hiện khoảng 2.500 dự án trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa Nhật Bản và các nước ASEAN…

Hiện nay, khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở thành một trong những trung tâm của địa chính trị toàn cầu, ASEAN và Nhật Bản luôn hướng về nhau trong chính sách đối với khu vực này, thể hiện qua việc Nhật Bản đi đầu trong việc hỗ trợ triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Trong Kế hoạch mới về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) do Thủ tướng Kishida Fumio công bố vào tháng 3/2023, Nhật Bản cũng xác định rõ Đông Nam Á là một khu vực quan trọng.

Chừng đó thôi đủ để hiểu rằng ASEAN luôn trân trọng Nhật Bản và ngược lại, một lẽ tự nhiên, hai bên đã trở thành những đối tác, những người bạn không thể thiếu của nhau, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nhau trên tinh thần luôn coi trọng quan hệ, coi nhau là những đối tác bình đẳng.

Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 26, tại Jakarta, Indonesia, tháng 9/2023. (Nguồn: TTXVN)
Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26, tại Jakarta, Indonesia, tháng 9/2023. (Nguồn: TTXVN)

Tầm nhìn mới cho hành trình mới

Các hãng thông tấn và báo chí hàng đầu của Nhật Bản như Kyodo, Mainichi ngày 11/12 đồng loạt đưa tin ASEAN và Nhật Bản sẽ đưa ra “tầm nhìn mới” về hợp tác ASEAN-Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao đặc biệt lần này.

Quyết tâm lớn của Nhật Bản và ASEAN trong việc triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện thực chất và hiệu quả, tạo thêm những động lực mới, đưa quan hệ hai bên phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Thời gian qua, trong các trao đổi cấp cao ASEAN - Nhật Bản, hai bên đã nhấn mạnh nhiều khía cạnh hợp tác cùng hướng tới tương lai, trong đó có duy trì và thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, ổn định chuỗi sản xuất và cung ứng, triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, quản lý thiên tai, giao lưu nhân dân, thanh niên, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái xe điện, năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch, tăng trưởng xanh… Hai bên mong muốn đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột chính, là động lực thúc đẩy Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản.

Hẳn rằng, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến đa chiều, phức tạp và khó lường như hiện nay, cả ASEAN và Nhật Bản đều nhận thức được rằng phải có chiến lược mạnh mẽ hơn nữa trong hợp tác để thích ứng với bối cảnh mới. Tại Hội nghị chuyên đề kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản ở Jakarta hồi tháng 2/2023, phía Nhật Bản nhận định rằng việc tăng cường hợp tác với ASEAN là rất quan trọng trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

“ASEAN và Nhật Bản cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ để tăng cường chủ nghĩa đa phương cởi mở và toàn diện, thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và tận dụng các cơ hội hội nhập kinh tế và giao lưu nhân dân… Bằng cách này, ASEAN và Nhật Bản có thể vượt qua các thách thức và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và bền vững hơn trong những năm tới”, chuyên gia quan hệ quốc tế Vannarith Chheang tại Đại học Công nghệ Nanyang và Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á (Singapore) khẳng định trong một bài viết gần đây trên trang East Asia Forum.

Định hướng lớn cho quan hệ và hợp tác Nhật Bản-ASEAN trong tương lai dự kiến được đưa ra tại Hội nghị cấp cao đặc biệt Nhật Bản-ASEAN tới đây. Tôi kỳ vọng rằng Hội nghị cấp cao đặc biệt mang tính lịch sử này sẽ trở thành một “cơ hội vàng” để trao truyền “tình hữu nghị vàng” giữa Nhật Bản và ASEAN cho thế hệ tiếp theo.

Việt Nam sẽ luôn hết mình

Chứng kiến ASEAN và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định rằng, là thành viên ASEAN, Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình để đóng góp đưa quan hệ ASEAN-Nhật Bản đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất.

Là một thành viên tích cực trong ASEAN, Việt Nam luôn chủ động, tích cực thúc đẩy củng cố và nâng tầm quan hệ ASEAN-Nhật Bản. Khi Nhật Bản đưa ra đề xuất tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm và thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Nhật Bản trong năm 2023, Việt Nam sớm ủng hộ và luôn tham gia đóng góp tích cực, kịp thời để cụ thể hóa những đề xuất này, bảo đảm đúng lộ trình mà ASEAN-Nhật Bản đã đề ra từ đầu năm.

Một trong những đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ ASEAN-Nhật Bản có thể kể đến việc Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2018-2021, với những thách thức khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, ViệtNam đã triển khai công tác điều phối một cách sáng tạo, phù hợp với bối cảnh tình hình và nhu cầu hợp tác, mang lại lợi ích thực chất cho hai bên, đặc biệt là việc Nhật Bản đóng góp khoản hỗ trợ 50 triệu USD thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED), được công bố vào năm 2020, cùng trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.

Việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới mà còn góp phần tích cực vào tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN-Nhật Bản, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân Nhật Bản, Việt Nam và ASEAN.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, con đường phía trước của Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Nhật Bản dù còn đối mặt với nhiều thách thức, song với sự tin cậy, tình bạn chân thành đã được thử thách qua thời gian 56 năm “tuổi đời”, quan hệ ASEAN-Nhật Bản chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần vào thực hiện ước vọng hòa bình, phát triển thịnh vượng khu vực và trên thế giới của ASEAN, Nhật Bản nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 13/12, nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ ...

Chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm ASEAN - Nhật Bản

Chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm ASEAN - Nhật Bản

Festival ASEAN - Nhật Bản năm 2023 với chủ đề ‘Thanh niên ASEAN - Nhật Bản chung tay thực hiện các mục tiêu phát triển ...

Nhật Bản, ASEAN tăng cường hợp tác khử carbon nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nhật Bản, ASEAN tăng cường hợp tác khử carbon nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nhật Bản và ASEAN có kế hoạch tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực khử carbon và thúc đẩy công nghiệp.

Sức hút Việt Nam trong mắt khách du lịch Nhật Bản

Sức hút Việt Nam trong mắt khách du lịch Nhật Bản

Theo nghiên cứu của Trung tâm ASEAN - Nhật Bản, khách du lịch Nhật Bản đánh giá "ẩm thực" và "di sản" của Việt Nam ...

Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Sau hơn nửa thập kỷ hình thành và phát triển, quan hệ ASEAN-Nhật Bản tiếp tục củng cố nền tảng, mở rộng hợp tác để ...

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/5/2024.
Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quyết tâm tuyên truyền nhằm chấm dứt hoàn toàn hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Serie A vòng 35 - Udinese ...
XSMN 5/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật ngay 5/5/2024. Xổ số ngày 5 tháng 5. số hôm nay 5/5/2024

XSMN 5/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật ngay 5/5/2024. Xổ số ngày 5 tháng 5. số hôm nay 5/5/2024

XSMN 5/5 - xổ số hôm nay 5/5. Trực tiếp Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 5/5/2024. KQSXMN. Kết quả xổ số ngày 5 tháng 5. SXMN 5/5
Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Phiên bản di động