Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kiểm tra các mẫu thiết bị và vũ khí quân sự mới nhất, ngày 13/4. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ukraine) |
Ngày 18/4, Sputnik dẫn lời Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda phát biểu với báo giới cho hay: “Hiện có hai điểm nóng địa chính trị - Trung Đông và Ukraine. Tôi lo ngại rằng chúng ta đang mất đi sự tập trung chú ý vào Ukraine”.
Tin liên quan |
Ukraine thừa nhận một sự thật cay đắng, nói thua Nga 10 lần về một thứ, tuyên bố 'hết tên lửa' |
Bên cạnh đó, ông phàn nàn rằng, Liên minh châu Âu (EU) mất quá nhiều thời gian, "vài tháng hoặc lâu hơn", từ khi quyết định cung cấp vũ khí cho Kiev đến khi thực hiện.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng, Kiev đã "hết tên lửa", đồng thời tiếp tục kêu gọi các đồng minh và đối tác viện trợ vũ khí và hệ thống phòng không, giữa lúc Nga đẩy mạnh hành động quân sự.
Liên quan vấn đề này, cùng ngày, Reuters dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố, liên minh quân sự đang nỗ lực gửi thêm hệ thống phòng không tới Ukraine.
Cụ thể, NATO đang tổng hợp dữ liệu về các hệ thống phòng không khác nhau mà tổ chức này có, tập trung vào các hệ thống Patriot, đồng thời làm việc với các đồng minh để đảm bảo rằng họ sẽ tái triển khai một số hệ thống của mình tới Ukraine.
Theo ông Stoltenberg, việc cung cấp Patriot là “hết sức quan trọng” vì đây là hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất mà NATO có thể tin cậy. Ông cũng đề cập các hệ thống phòng thủ khác có thể cung cấp cho Kiev, kể cả hệ thống tên lửa đất-đối-không tiên tiến quốc gia NASAMS.
Hội đồng NATO-Ukraine sẽ nhóm họp trong ngày 19/4 và Tổng thống Zelensky dự kiến tham gia sự kiện này theo hình thức trực tuyến.
Bên cạnh NATO, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng đang tìm cách hỗ trợ vũ khí cho quốc gia Đông Âu đang có xung đột với Nga.
Hãng thông tấn quốc gia Italy ANSA nhận định, chính sách ủng hộ ngay lập tức và rộng rãi dành cho Kiev là một trong những chủ đề mà Hội nghị Ngoại trưởng G7, diễn ra từ 17-19/4 trên đảo Capri (Italy), thảo luận.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, dự định tham dự hội nghị này, khẳng định, “vấn đề duy nhất trong chương trình nghị sự của tôi tại G7 là phòng không”.
Cũng trong ngày 18/4, Politico dẫn lời Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns dự báo: “Có một nguy cơ rất thực tế là người Ukraine có thể bị đánh bại vào cuối năm 2024, hoặc ít nhất là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ ở vị thế có thể áp đặt các điều kiện cho một giải pháp chính trị”.
| Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định? Ukraine vừa hứng vụ tấn công mới, quan hệ Mỹ-Trung, Israel quyết định sẽ đáp trả Iran, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên ... |
| Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington? Ngày 17/4, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson cho biết, cơ quan này sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về ... |
| Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời Ngày 17/4, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Bỉ, các nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung kêu ... |
| Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì? Ngày 18/4, Văn phòng công tố liên bang Đức thông báo, hai công dân nước này gốc Nga đã bị bắt giữ với cáo buộc ... |
| Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4. |