UAV Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất bay trình diễn tại triển lãm công nghệ và hàng không vũ trụ Teknofest ở Baku, Azerbaijan, ngày 27/5/2022. năm 2022. (Nguồn: Reuters) |
Ngoài ra, loại vũ khí trên cũng sẽ được triển khai để hỗ trợ cảnh sát.
Phát biểu tại lễ ký hợp đồng với các đại diện công ty quốc phòng Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Albania cho biết thêm, các UAV này sẽ được trang bị vũ khí và sẵn sàng chiến đấu, hỗ trợ giới chức một số khu vực thực hiện nhiệm vụ tuần tra lãnh thổ, phát hiện các trang trại cần sa trái phép và cảnh báo cháy rừng.
Nhà lãnh đạo Albania không tiết lộ thời điểm tiếp nhận các UAV này cũng như kế hoạch mua sắm thêm trong tương lai.
UAV Bayraktar trở nên nổi tiếng trên toàn cầu sau khi được quân đội Ukraine sử dụng trong xung đột với Nga.
Albania, nước gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 2009, có trực thăng nhưng không có máy bay chiến đấu.
Bayraktar có chiều dài 6,5m, sải cánh 12m, có thể hoạt động trên không suốt 27 giờ, duy trì tốc độ 200km/giờ, độ cao tối đa 7.600m, được trang bị 4 quả bom dẫn đường MAM-L, bán kính điều khiển từ trạm mặt đất là 150km.
Loại UAV "sát thủ" này tỏ ra rất hiệu quả khi được sử dụng để xác định vị trí mục tiêu, ném bom mục tiêu hoặc thu hút hỏa lực đối phương.
Theo Tiến sĩ Marina Miron, nhà nghiên cứu quốc phòng tại King's College London: “Trước đây, nếu muốn tìm kiếm các vị trí của đối phương, bạn sẽ phải cử lực lượng đặc biệt đi trinh sát... và bạn có thể mất một số quân... Bây giờ, tất cả những gì bạn cần là một chiếc UAV”,