Một Việt Nam vững vàng ‘tỏa sáng’ trong những guồng quay

TS. Lê Thị Tuyết Mai
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva
Nhìn lại một năm đã qua tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, trong bối cảnh thế giới biến động không ngừng nhưng vẫn luôn có những cơ quan tận tâm với sứ mệnh vì quyền con người giữa muôn trùng sóng gió, thấy rất rõ một Việt Nam nỗ lực hết mình giữa những guồng quay tiếp nối guồng quay, đưa “tính mới” vào những sáng kiến quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, tháng 2/2023.  (Nguồn: TTXVN)
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, tháng 2/2023. (Nguồn: TTXVN)

Đóng góp mới, thiết thực

Năm 2023, Việt Nam đã rất chủ động, tích cực phát huy vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Trong đó, sáu sáng kiến nổi bật của chúng ta tại cả ba Khóa họp thường kỳ của HĐNQ đều có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với các ưu tiên trọng tâm của nước ta trong tham gia HĐNQ, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam là thành viên trách nhiệm, tích cực của cộng đồng quốc tế.

Điểm nhấn quan trọng trong năm 2023 của HĐNQ phải kể đến sáng kiến Nghị quyết, do Việt Nam đề xuất và chủ trì soạn thảo, về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận, với 121 nước đồng bảo trợ.

Ngay tại Phiên cấp cao Khóa họp 52 HĐNQ ngày 27/2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đưa ra sáng kiến về việc kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna bằng một văn kiện của HĐNQ. Tích cực triển khai sáng kiến này trong tham gia Khóa họp, Đoàn Việt Nam đã chủ trì soạn thảo Nghị quyết, tổ chức nhiều cuộc tham vấn, tiếp thu ý kiến của các bên, tạo đồng thuận chung... Việc thông qua Nghị quyết này là dấu ấn quan trọng, tạo cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm của HĐNQ xuyên suốt trong năm 2023 ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, với điểm nhấn cuối năm là sự kiện cấp cao kỷ niệm hai văn kiện nền tảng về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền nêu trên từ ngày 10-12/12, với nhiều cam kết của các nước và các bên liên quan về tăng cường thực hiện hai văn kiện này.

Bên cạnh đó, tại Khóa họp 54 HĐNQ, khóa họp cuối cùng của năm 2023, Việt Nam triển khai hai sáng kiến thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, bao gồm Phát biểu chung và Tọa đàm quốc tế về “Thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng”. Tọa đàm do hai Phái đoàn Việt Nam và Brazil đồng tổ chức cùng với Gavi - Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, có sự tham dự và phát biểu của đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Đây là đóng góp mới, có ý nghĩa rất thiết thực và quan trọng, làm nổi bật sự tham gia tích cực của Việt Nam đối với công tác của HĐNQ năm qua.

Ngoài ra, chúng ta cùng với một số nước đã đưa ra ba sáng kiến nổi bật khác, gồm Nghị quyết hằng năm và Phiên thảo luận chuyên đề về biến đổi khí hậu và quyền con người, với điểm mới năm nay tập trung vào chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sinh kế và ảnh hưởng của những tác động này đối với quyền con người”; Tọa đàm quốc tế về thực hiện quyền phát triển nhằm hiện thực hóa các quyền con người và Chương trình nghị sự 2030.

“Chóng mặt” giữa bộn bề nhưng đầy khí thế

Việt Nam luôn tham gia một cách chủ động, tích cực vào các công tác của HĐNQ từ trước đến nay, kể cả khi chưa phải là thành viên HĐNQ.

Năm 2023 là năm đầu tiên chúng ta đảm nhiệm cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, cũng là nhiệm kỳ thứ hai của ta tại HĐNQ (sau nhiệm kỳ thứ nhất 2014-2016). Cùng với đó là vinh dự và trọng trách của tuyến đầu triển khai đối ngoại đa phương theo Chỉ thị 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 tại Geneva, trung tâm lớn của thế giới về ngoại giao đa phương và quản trị toàn cầu, cùng lúc Phái đoàn phải bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia hàng loạt các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương khác.

Với bối cảnh và nhiệm vụ như vậy, quả là guồng quay “chóng mặt” đối với Phái đoàn cùng với các đại diện các đơn vị chức năng liên quan trong nước.

Công việc của HĐNQ trải dài trong cả năm, chỉ tính riêng mỗi Khóa họp thường kỳ kéo dài năm tuần phải làm việc tập trung cao độ, với nhiều phiên họp, tham vấn kéo dài cả trưa và sau 6h tối để giải quyết khối lượng công việc đồ sộ gồm nghiên cứu nội dung, tham gia tham vấn, thảo luận khoảng hơn 80 báo cáo chuyên đề, gần 40 nghị quyết và nhiều quyết định, cùng với triển khai các sáng kiến do chúng ta chủ trì và tham dự các hoạt động khác của HĐNQ...

Cùng với đảm nhiệm cương vị thành viên HĐNQ, vai trò, tiếng nói của Việt Nam cũng được coi trọng hơn. Một mặt, ta chú trọng thúc đẩy, bảo vệ các lợi ích của Việt Nam; mặt khác tham gia đóng góp vào các công việc chung của HĐNQ một cách tích cực, có trách nhiệm, vì lợi ích chung của các nước trong thúc đẩy và bảo đảm quyền con người.

Đối với tôi, đảm đương vai trò Đại sứ, Trưởng Phái đoàn ta tại Geneva, cùng với việc bảo đảm sự tham gia tích cực của Việt Nam tại hàng loạt tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương quan trọng khác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, điều thực sự vinh dự và tự hào mà tôi tâm đắc và không thể quên đó là những nỗ lực và kết quả dấu ấn của Việt Nam, đóng góp tích cực với tinh thần xây dựng, tăng cường đối thoại và hiểu biết lẫn nhau, khắc phục các điểm khác biệt giữa các nhóm nước, tạo đồng thuận tối đa trong triển khai công tác năm qua tại HĐNQ, không chỉ trong công tác chung của HĐNQ mà còn triển khai sáu sáng kiến do Việt Nam đưa ra trên cương vị thành viên HĐNQ.

Điều này có ý nghĩa quan trọng hơn vì năm 2023 cũng đầy ắp các hoạt động đối ngoại của ta tại Geneva, là địa bàn đối ngoại đa phương quan trọng của thế giới và của chúng ta, gắn với tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Tôi luôn tâm niệm rằng, những nỗ lực, sáng kiến chỉ có thể thực hiện hiệu quả trên cơ sở quán triệt thực hiện chủ trương đúng đắn và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo cấp cao, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, và phối hợp nhịp nhàng, kịp thời giữa Phái đoàn chúng tôi tại Geneva và các cơ quan trong nước.

Tôn trọng, hiểu biết; Đối thoại, hợp tác

Tại Geneva, HĐNQ là cơ quan chính của LHQ đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, thúc đẩy, bảo vệ quyền con người tại các nước trên thế giới.

Tình hình thế giới hậu đại dịch Covid-19 tiếp tục có nhiều biến động, cạnh tranh nước lớn phức tạp, vấn đề thúc đẩy và bảo đảm quyền con người tiếp tục thu hút sự quan tâm, ưu tiên của các nước, tổ chức quốc tế, trong khi các nước, các nhóm nước còn nhiều khác biệt về quan điểm, cách tiếp cận, chính trị hóa vấn đề nhân quyền, khó tạo đồng thuận, công tác của HĐNQ gia tăng cả về khối lượng, thời gian họp cũng như các vấn đề thảo luận.

Bối cảnh đó đặt ra nhiều khó khăn, thách thức lớn cho công tác đối ngoại nói chung và trong tham gia HĐNQ nói riêng. Nhiều vấn đề liên quan đến bối cảnh chính trị, kinh tế, hòa bình và an ninh truyền thống và phi truyền thống hiện nay được phản ánh một cách nhanh chóng và đa dạng trong chương trình nghị sự của HĐNQ. Điều này càng làm gia tăng thêm sức ép, cũng như trọng trách của 47 nước thành viên HĐNQ, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đề cao đối thoại và hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và tăng cường hiểu biết lẫn nhau, cùng các nước, các tổ chức quốc tế, các đối tác kiên trì tham vấn, thảo luận, thúc đẩy hợp tác, ghi nhận những thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức của các nước để cùng tìm ra những giải pháp chung cho các vấn đề đặt ra. Thực tiễn cho thấy khi các nước thiếu sự trao đổi, hợp tác, lắng nghe và hiểu biết lẫn nhau thì sẽ gây căng thẳng, mâu thuẫn, các vấn đề sẽ khó giải quyết, hoạt động sẽ khó có hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi thúc đẩy để nhiều nước đồng lòng theo đuổi hợp tác thì có thể tiến tới đồng thuận trong công tác của HĐNQ, góp phần tích cực giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân quyền phát sinh thuộc quan tâm, ưu tiên chung của cộng đồng quốc tế, như vấn đề biến đổi khí hậu và quyền con người, vấn đề môi trường, các quyền y tế, sức khỏe, việc làm... kể cả những vấn đề nhân quyền tại một số nước cụ thể khi có sự đồng thuận của nước liên quan. Đây là kinh nghiệm và cũng chính là tôn chỉ, phương châm của Việt Nam khi đảm nhiệm cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, đó là cùng các nước thúc đẩy “Tôn trọng, hiểu biết. Đối thoại, hợp tác. Đảm bảo tất cả các quyền, cho tất cả mọi người”.

75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: Một Việt Nam tích cực, trách nhiệm, cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: Một Việt Nam tích cực, trách nhiệm, cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Đối với Việt Nam, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (TNQTNQ) và việc kỷ niệm 75 năm thông qua TNQTNQ (10/12/1948-2023) có ý nghĩa đặc ...

Việt Nam nỗ lực thực hiện quyền con người

Việt Nam nỗ lực thực hiện quyền con người

Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện quyền con người, vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không ai ...

Thời khắc lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Vatican

Thời khắc lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Vatican

Ngay trước thềm Năm mới 2024, trong không khí của mùa Giáng sinh an lành, Tòa thánh Vatican công bố việc Giáo hoàng Francis bổ ...

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển của Internet và các thế hệ điện thoại thông minh, đặc biệt là truyền thông và ...

Bảo đảm quyền công dân cho người gốc Việt không quốc tịch

Bảo đảm quyền công dân cho người gốc Việt không quốc tịch

Quốc tịch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân, là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

ECOWAS nhóm họp để giải quyết chuyện 3 nước Sahel 'ra đi'

ECOWAS nhóm họp để giải quyết chuyện 3 nước Sahel 'ra đi'

Hội đồng Bộ trưởng ECOWAS đang tiến hành một cuộc họp kéo dài hai ngày để giải quyết vấn đề Niger, Mali và Burkina Faso rút khỏi khối.
Tổng thống Trump phát tuyên bố mới về Chủ tịch Fed, muốn ông Powell 'chủ động hơn', Phố Wall đón nhận tích cực

Tổng thống Trump phát tuyên bố mới về Chủ tịch Fed, muốn ông Powell 'chủ động hơn', Phố Wall đón nhận tích cực

Ngày 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Trung Đông: Houthi tấn công hai tàu sân bay Mỹ, Israel đánh chặn tên lửa ở miền Bắc

Trung Đông: Houthi tấn công hai tàu sân bay Mỹ, Israel đánh chặn tên lửa ở miền Bắc

Houthi tuyên bố bắn rơi một máy bay không người lái MQ-9 ở Tây Bắc Yemen và tiến hành đợt tấn công mới nhằm vào hai tàu sân bay Mỹ.
NTK Hàn Phượng: Hành trình 'Thắp lửa' di sản áo dài Việt

NTK Hàn Phượng: Hành trình 'Thắp lửa' di sản áo dài Việt

Việc NTK Hàn Phượng được mời tham gia sự kiện quan trọng - Tuần lễ thời trang Sinh viên toàn cầu 2025 và BST “Hoa Núi” được trình diện mở ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 24/4/2025, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 24/4/2025, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 24/4. Lịch âm hôm nay 24/4/2025? Âm lịch hôm nay 24/4. Lịch vạn niên 24/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/4/2025: Tuổi Ngọ thu nhập có thưởng

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/4/2025: Tuổi Ngọ thu nhập có thưởng

Xem tử vi 24/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra từ ngày 6-8/5 tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 80 quốc gia và 5 vùng lãnh ...
Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng đã trao đổi với bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành UNODC về tình hình chuẩn bị cho Lễ ký Công ước Hà Nội.
Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo tồn thiên nhiên tại Ninh Bình

Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo tồn thiên nhiên tại Ninh Bình

WildAct đã tổng kết Dự án 'Sáng kiến bảo tồn do phụ nữ lãnh đạo để xây dựng hệ sinh thái hài hòa cho loài chim rẽ mỏ thìa và cộng đồng địa phương'.
Đồng bào Khmer tại TP. Hồ Chí Minh đón Tết Chol Chnam Thmay ở chùa Candaransi

Đồng bào Khmer tại TP. Hồ Chí Minh đón Tết Chol Chnam Thmay ở chùa Candaransi

Những ngày giữa tháng Tư, đồng bào Khmer sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh tưng bừng đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Candaransi (Quận 3).
Colombia cảnh báo tình trạng các nhóm vũ trang ép buộc tuyển mộ trẻ em

Colombia cảnh báo tình trạng các nhóm vũ trang ép buộc tuyển mộ trẻ em

Trong năm 2024 ở Colombia có ít nhất 533 trẻ em bị các nhóm vũ trang ép buộc tham gia hàng ngũ, chủ yếu là trẻ em thuộc các cộng đồng bản địa.
Tuần hành tại Nam Phi hối thúc chính phủ tuyên bố bạo lực giới là thảm họa quốc gia

Tuần hành tại Nam Phi hối thúc chính phủ tuyên bố bạo lực giới là thảm họa quốc gia

Đại diện của những người tham gia cuộc tuần hành đã trao bản kiến nghị tuyên bố bạo lực giới là thảm họa quốc gia tới chính phủ.
Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Việt Nam có nền tảng vững chắc và triển vọng khả quan cho việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028.
Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Tham gia chủ động, xây dựng và trách nhiệm cao, Việt Nam gửi gắm đi nhiều thông điệp ý nghĩa tại khóa họp 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho tất cả mọi người được thể hiện rõ trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam...
Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn nỗ lực và đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Phụ nữ Việt Nam: Từ 'nhà bếp' ra thế giới!

Phụ nữ Việt Nam: Từ 'nhà bếp' ra thế giới!

Phụ nữ Việt Nam ở thế kỷ XXI đã có nhiều thay đổi về chức năng, vị trí và vai trò đối với gia đình và xã hội.
Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Nhân Ngày quốc tế Phụ nữ, Điều phối viên LHQ Pauline Tamesis chia sẻ cách thức giúp phụ nữ Việt Nam tỏa sáng trong kỷ nguyên mới của chuyển đổi số.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Đối với nhiều thanh thiếu niên Afghanistan, bóng đá không chỉ là một trò chơi mà còn là giấc mơ thay đổi vận mệnh...
Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng sốt rét, với mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 triệu trẻ em dưới hai tuổi.
ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

Hội nghị thượng đỉnh Trẻ em châu Phi (ACS) lần thứ hai chuẩn bị diễn ra tại thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) phê duyệt việc thành lập quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học.
Phiên bản di động