Việc đình trệ nền kinh tế liên quan dịch bệnh Covid-19 khiến các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đau đầu còn hơn cả việc quan hệ Mỹ-Trung Quốc xấu đi. Hơn nửa doanh nghiệp Mỹ hoãn hoặc hủy bỏ đầu tư tại Trung Quốc. (Nguồn: China-briefing) |
Việc đình trệ nền kinh tế liên quan dịch bệnh Covid-19 khiến các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đau đầu còn hơn cả việc quan hệ Mỹ-Trung Quốc xấu đi.
Chỉ có 51% doanh nghiệp được khảo sát bày tỏ sự lạc quan ở mức độ nào đó về triển vọng kinh doanh ở Trung Quốc trong 5 năm tới, giảm xa so với mức 69% của năm ngoái.
Báo cáo công bố mới đây (ngày 29/8) cho thấy, niềm tin của các doanh nghiệp Mỹ vào môi trường kinh doanh đã suy yếu do các biện pháp phong tỏa phòng chống dịch bệnh khiến một số hoạt động kinh doanh bị đình trệ, thêm vào đó các biện pháp kiểm soát của địa phương ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng.
Khoảng 96% doanh nghiệp tham gia khảo sát bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp phòng dịch của Trung Quốc, hơn 50% trong số đó tạm dừng, hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch đầu tư tại đây.
Đầu tư mới của các doanh nghiệp Mỹ vào Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại vào năm 2023 do các biên pháp chính sách của Trung Quốc như phòng chống dịch bệnh và bảo mật dữ liệu. 17% doanh nghiệp cho biết, các khoản đầu tư trị giá hơn 50 triệu USD đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp ngăn chặn Covid-19.
Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ-Trung Quốc Craig Allen cho biết, hiện chưa rõ việc tạm dừng là tạm thời hay phản ánh một xu thế dài hạn; bên cạnh những lo ngại lâu nay về chính sách ngành nghề của Trung Quốc có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, những lo ngại mới như căng thẳng địa chính trị, bảo mật dữ liệu đang trở nên nổi bật, “bóng ma” của phân tách công nghệ đang xuất hiện, điều này không có lợi cho bất kỳ bên nào.
Báo cáo khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân viên nước ngoài tại Trung Quốc, cũng như tuyển dụng người mới; hầu hết các giám đốc điều hành ở Mỹ đều không thể đến Trung Quốc kiểm tra hoạt động của nhân viên và gặp gỡ khách hàng trong hơn 2 năm qua, điều này làm tăng thêm lo ngại về điều kiện thị trường.
Đồng thời, mặc dù lãnh đạo Trung Quốc cho biết, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng các quy định rườm rà đã làm tăng chi phí triển khai kinh doanh.
Gần 905 các doanh nghiệp được khảo sát cho biết, hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc có lãi vào năm ngoái, nhưng chắc chắn sẽ giảm trong năm nay. 7 tháng đầu năm 2022, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở Hongkong, Macao và Đài Loan (Trung Quốc) đã giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lớn hơn mức giảm 13,9% từ tháng 1 đến tháng 6.
Báo cáo cho biết, sức ép địa chính trị đang thâm nhập lĩnh vực thương mại, các doanh nghiệp dựa vào môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được sẽ đối mặt với tình hình ngày càng thách thức; khi căng thẳng Trung–Mỹ tiếp tục đe dọa khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Trung Quốc, khách hàng Trung Quốc thực sự lo ngại về việc liệu có thể tiếp cận với công nghệ Mỹ, xu thế đáng báo động này có thể khó đảo ngược.
Gần một phần tư số doanh nghiệp khảo sát đã chuyển một phần chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong 12 tháng qua, một tỷ lệ đáng kể so với năm 2021.
Một nửa doanh nghiệp khảo sát cho biết môi trường hiện nay khiến doanh nghiệp nước ngoài khó bán sản phẩm cho chính phủ Trung Quốc và doanh nghiệp nhà nước hơn bao giờ hết.
Cuộc khảo sát này được thực hiện vào tháng 6 với đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp thành viên của Hội đồng Thương mại Mỹ-Trung Quốc.
| Chủ tịch BRICS: Nga và Ấn Độ không cần đồng USD, triển khai lập rổ tiền tệ quốc tế mới Chủ tịch Diễn đàn quốc tế BRICS Purnima Anand cho biết, Nga và Ấn Độ không còn cần đồng USD của Mỹ trong việc thanh ... |
| Giá cà phê hôm nay 31/8: Giá giảm trên cả hai sàn, yếu tố bất ngờ nào quyết định giá giao dịch hàng ngày? Lượng tồn kho đạt chuẩn trên sàn trở thành yếu tố quyết định cho giá giao dịch hàng ngày trên các sàn phái sinh. Giá ... |
| Giá vàng hôm nay 31/8: Giá vàng tiếp tục rơi, giới đầu tư đua bắt đáy, thị trường sẽ 'câu giờ' đợi Fed? Giá vàng hôm nay 31/8 tiếp tục xuống giá khi khẩu vị rủi ro của giới đầu tư tăng lên, USD dù đã rời đỉnh ... |
| Khi châu Âu loay hoay tìm cách 'thoát' khí đốt Nga, giá LNG Mỹ đã kịp 'nhảy vọt' và còn hơn nữa Theo chuyên gia phân tích Lu Ming Pang, thuộc Công ty Tư vấn về năng lượng Rystad Energy của Na Uy, giá khí đốt tự ... |
| Châu Âu: Giá điện tăng cao kỷ lục trước mùa Đông, xung đột Nga-Ukraine không phải nguyên nhân duy nhất Giá điện tại châu Âu đã tăng lên các mức cao kỷ lục trong ngày 26/8, báo hiệu một mùa Đông khó khăn trong bối ... |