Mục sở thị lực lượng chống khủng bố hàng đầu của Nga

Phan Trường
TGVN. Biệt đội phản ứng nhanh (SOBR) chuyên chống khủng bố, những sự cố lớn nhất và nhạy cảm nhất ở Nga. Lực lượng này có trách nhiệm xử lý hầu hết các cuộc khủng hoảng có vũ trang. Mức độ trang bị và mức độ đào tạo của các đơn vị này rất khác nhau tùy thuộc vào tình hình an ninh của khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Giống như nhiều đội cảnh sát tinh nhuệ khác của châu Âu, SOBR được thành lập vào những năm 70 của thế kỷ trước, sau các cuộc tấn công vào Thế vận hội Olympic Munich 1972.

Nhằm mục đích bảo đảm an ninh và chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa Hè 1980 tại Moscow, ngày 9/11/1978, Bộ Nội vụ Liên Xô (MVD) quyết định xây dựng đơn vị cảnh sát tinh nhuệ đặc biệt để ứng phó với các tình huống cấp bách. Ngày này hiện được coi là ngày thành lập SOBR ở Nga.

Sau 40 năm hoạt động, SOBR được đánh giá là lực lượng phản ứng nhanh hàng đầu của Nga
Sau 40 năm hoạt động, SOBR được đánh giá là lực lượng phản ứng nhanh hàng đầu của Nga. (Nguồn: National Interest)

SOBR đã ra đời như thế nào?

Vào thời điểm đó, đơn vị đặc biệt nói trên được gọi là biệt đội OMON (Liên Xô cũ) và được coi là tiền thân của SOBR. Tuy nhiên, vai trò của đội này có nhiều điểm khác biệt so với các đơn vị OMON hiện đại.

Các thành viên đội OMON được tuyển chọn gắt gao từ các lực lượng cảnh sát chính quy khắp cả nước, trong đó đặc biệt ưu tiên những người đã từng phục vụ trong lực lượng nhảy dù và lực lượng Army Spetsnaz trước đây.

Mặc dù Bộ Nội Vụ Liên Xô đã thành công triển khai đơn vị và đảm bảo an ninh trong suốt kỳ Thế vận hội 1980. Tuy nhiên, quy mô của lực lượng này cắt giảm và đã giảm dần 30% sau các trận đấu, do ban tổ chức nhận thấy không cần thiết huy động đơn vị chuyên biệt như vậy vào thời điểm đó. Mãi đến tháng 4/1981, lực lượng này mới thực hiện nhiệm vụ đầu tiên khi triệt hạ một tội phạm có vũ trang cố thủ trong một căn hộ sau khi sát hại hai người bằng súng săn. Và, SOBR được thành lập từ đó.

Đi đầu trong các tình huống cấp bách

Năm 1987, để đối phó với căng thẳng sắc tộc và tội phạm gia tăng, đơn vị OMON khác được thành lập như một mạng lưới đơn vị cảnh sát đặc biệt với nhiều bộ phận khác nhau tỏa ra ở các thành phố và khu vực của Liên Xô để xử lý tội phạm nghiêm trọng và các trường hợp bạo lực.

Mặc dù điều này dẫn đến một số nhầm lẫn do đơn vị nhỏ hơn, tinh nhuệ hơn đã từng phục vụ trong Thế vận hội Mosscow 1980 cũng được gọi cùng tên. Chính vì vậy, đến năm 1988, OMON được đổi tên thành OMSN. Sự trùng lặp về vai trò giữa OMON mới và SOBR trong vai trò phản ứng vũ trang vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Tuy nhiên, lực lượng SOBR được cho là được đào tạo, trang bị tốt hơn và chuyên biệt hơn.

Sau sự kiện Liên Xô sụp đổ, chính quyền mới quyết định thành lập nhiều đơn vị SOBR để bảo đảm an ninh và chống lại tội phạm có tổ chức. Được biết, cách làm việc kém hiệu quả của cảnh sát chính quy vào thời điểm đó đã đòi hỏi phải thành lập những đội đặc biệt để chống lại các băng nhóm tội phạm. Đơn vị này dựa trên khuôn mẫu của đội OMSN Moscow ưu tú, sau đó chính thức đổi tên thành SOBR, tiếp tục tồn tại độc lập trực tiếp và đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Nội vụ.

Ngoài nhiệm vụ ban đầu chống tội phạm có tổ chức, các đơn vị SOBR đảm nhận nhiệm vụ chống lại những phần tử khủng bố cực đoan từ các nước cộng hòa tự trị, tham gia vào cuộc khủng hoảng ở Mineralnye Vody và Makhachkala. Các đội SOBR tỏa ra khắp nước Nga và được triển khai cùng với nhiều đơn vị khác để giải quyết xung đột và các vụ bắt giữ con tin quy mô lớn. Nhiều sĩ quan SOBR đã vinh dự được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga cấp Nhà nước.

Mức độ trang bị tùy thuộc khu vực

Năm 2016, quyền kiểm soát các đơn vị SOBR được chuyển giao cho Vệ binh Quốc gia Nga và hoạt động cùng với đơn vị OMON Liên bang Nga. Tính đến năm 2016, SOBR phát triển thành 87 biệt đội và khoảng 5.200 quân chính quy.

Mức độ trang thiết bị của đội SOBR thường phụ thuộc vào mức tài trợ của khu vực. Các đội SOBR từ các thành phố giàu có, như SOBR “Viking” từ Kaliningrad được trang bị "tận răng". Ngược lại, các đội từ các thành phố ít phát triển hơn, như SOBR “Rubin” từ Novgorod Oblast sử dụng súng AK-74M do quân đội sản xuất từ những năm 90.

Một số đội được trang bị tốt nhất là SOBR “Granit” từ St.Petersburg và SOBR “Bulat” từ Moscow Oblast. Đăc biệt, SOBR “Terek” ở Chechnya có các miếng dán mang huy hiệu Cộng hòa Chechnya trên vai hoặc mũ bảo hiểm.

Tất cả các thành viên SOBR đều mang cấp bậc hạ sĩ quan cảnh sát (Rosguard) và trải qua bài kiểm tra tâm lý trước khi gia nhập đơn vị. Họ sẽ được huấn luyện các kĩ thuật cận chiến, thiện xạ, chiến đấu tay đôi và cách tác nghiệp ở môi trường đô thị.

Về mặt chiến thuật, lính SOBR sử vũ khí hạng nặng và súng bắn tỉa gây áp lực cho mục tiêu tại các tòa nhà. Các nhóm xung kích thường được trang bị nhiều loại súng trường tấn công, súng lục và súng tiểu liên.

So với OMON, lính SOBR tập trung vào hành động chiến thuật nhỏ và cấp bách, chẳng hạn như giải cứu con tin, giải quyết các tình huống vũ trang và bảo vệ nhân chứng. Đáng chú ý, họ có các đội đàm phán để cố gắng giải quyết các tình huống một cách hòa bình.

SOBR tập trung vào an ninh công cộng và các hoạt động đô thị nhỏ. Họ cũng tiếp tục phục vụ trong khả năng chống tội phạm có tổ chức, mặc dù nhu cầu này đã giảm từ những năm 90.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ điều lực lượng 'khủng' bảo đảm an ninh Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46
Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của các Phái bộ Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực và Lực lượng G5 Sahel
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo: Washington sẽ coi lực lượng Houthi ở Yemen là tổ chức khủng bố
Tình hình Syria: Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố 'vô hiệu hóa' 20 thành viên lực lượng người Kurd; Nga điều quân tăng viện
TikTok gỡ hơn 104 triệu video có nội dung bạo lực
(theo National Interest)

Đọc thêm

Phim Người một nhà: Không có Drama, tình cảm gia đình nhẹ nhàng vẫn chạm đến trái tim khán giả

Phim Người một nhà: Không có Drama, tình cảm gia đình nhẹ nhàng vẫn chạm đến trái tim khán giả

Phim Người một nhà không cần "đao to búa lớn", không có chuyện ngoại tình vẫn khiến người xem thổn thức...
Nhan sắc Triệu Vy phim 'Hoàn Châu cách cách' bây giờ ra sao?

Nhan sắc Triệu Vy phim 'Hoàn Châu cách cách' bây giờ ra sao?

Diễn viên Triệu Vy phim Hoàn Châu cách cách từng 'đốn tim' người hâm mộ bởi đôi mắt to tròn, gương mặt xinh đẹp.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình ...
Ngắm bức tranh cổ động về chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngắm bức tranh cổ động về chiến dịch Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Những tác phẩm tranh cổ động đã truyền tải ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ.
Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024 duy trì ổn định khi nhu cầu trú ẩn an toàn tăng trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Tay vợt Nguyễn Thùy Linh giành vé dự Olympic Paris 2024

Tay vợt Nguyễn Thùy Linh giành vé dự Olympic Paris 2024

Tay vợt cầu lông Nguyễn Thùy Linh là vận động viên thứ 7 của thể thao Việt Nam giành vé tham dự Olympic Paris 2024.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động