Muôn kiểu ‘lách’ trừng phạt, EU cứ cấm vận, Nga vẫn cứ xuất khẩu dầu và tăng thu ngân sách

Hải An
Trong khi các biện pháp trừng phạt của EU đã dẫn đến những thay đổi lớn về khách hàng mua dầu của Nga, chúng vẫn không thể ảnh hưởng đến mức xuất khẩu chung của Moscow.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Muôn kiểu ‘lách’ trừng phạt, EU cứ cấm vận, Nga vẫn cứ xuất khẩu dầu và tăng thu ngân sách
Sau khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong một báo cáo, Đại học Yale (Mỹ) đưa ra nhận định bi quan đối với sản lượng dầu của Nga. (Nguồn: Getty)

Lệnh cấm vận của EU đối với dầu mỏ Nga vận chuyển bằng đường biển, có hiệu lực vào ngày 5/12 có khả năng làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động thương mại dầu mỏ nhưng không ngăn được Moscow sản xuất và xuất khẩu thứ nhiên liệu “quyền lực” này.

Kieran Tompkins, nhà kinh tế hàng hóa của công ty nghiên cứu Capital Economics có trụ sở tại London (Anh), nhận định: “Chúng tôi cho rằng, sản lượng dầu của Nga sẽ giảm dần xuống 9,6 triệu thùng/ngày vào cuối năm tới, từ mức ước tính 10,3 triệu thùng/ngày trong quý cuối cùng của năm nay”.

Nga giảm sản xuất

Sau khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong một báo cáo, Đại học Yale (Mỹ) đưa ra nhận định bi quan đối với sản lượng dầu của Nga.

Cụ thể, Yale dự đoán, sản lượng dầu của Moscow sẽ giảm từ mức 10,7 triệu thùng/ngày trong mùa Hè 2022 xuống còn 6 triệu thùng/ngày vào cuối thập niên này.

Tháng 8/2022, chính phủ Nga thông tin, sản lượng dầu của nước này có thể giảm xuống 9 triệu thùng/ngày trong năm nay so với 11 triệu thùng/ngày trong hai tháng đầu năm.

Sản xuất đã giảm trong hai tháng đầu tiên của chiến dịch quân sự khi các nhà kinh doanh quốc tế xa lánh dầu mỏ của Nga. Nhưng kể từ đó, dòng nhiên liệu Nga được bán sang Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, ​​xuất khẩu phục hồi và sản lượng tăng trở lại lên 10,7 triệu thùng/ngày trong tháng 6.

Sau đó, sản lượng dầu đã giảm trở lại khi các khách hàng châu Âu tiếp tục giảm nhu cầu trước lệnh trừng phạt.

Theo thỏa thuận của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+), hạn ngạch của Nga là 11 triệu thùng/ngày trong tháng 10 và 10,5 triệu thùng/ngày trong tháng 11.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, sản lượng của nước này đã giảm xuống dưới cả hai mức đó xuống 9,9 triệu thùng/ngày trong tháng 10.

Và các nhà phân tích nhận định rằng, sản lượng có thể giảm thêm xuống chỉ còn 9 triệu thùng/ngày vào tháng 12 sau khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực. Vậy nhưng, con số này vẫn lớn hơn mức sản xuất của Nga trong những tháng đầu tiên xảy ra đại dịch Covid-19.

Theo một báo cáo từ Trung tâm Phát triển năng lượng được TASS trích dẫn: “Sản lượng dầu của Nga trong tháng 12 sẽ giảm 1,5-1,7 triệu thùng/ngày so với mức trung bình từ tháng 6 đến tháng 10, tương đương 14%”.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (28/11-4/12): Tân binh Nga nhập ngũ, Trung Quốc lưu ý EU về lợi ích khi hòa giải xung đột ở Ukraine, Mỹ-Pháp muốn trở lại đúng hướng Ảnh ấn tượng tuần (28/11-4/12): Tân binh Nga nhập ngũ, Trung Quốc lưu ý EU về lợi ích khi hòa giải xung đột ở Ukraine, Mỹ-Pháp muốn trở lại đúng hướng

Các nhà phân tích ước tính rằng, sau khi lệnh cấm của EU có hiệu lực, Nga sẽ phải tìm khách hàng mới cho khoảng 2-3 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Được biết, Moscow đã bổ sung 100 tàu chở dầu. Tuy nhiên, đây là những tàu rất cũ và chúng không đủ để tự vận chuyển 2 triệu thùng dầu mỗi ngày cho các khách hàng ở Nam bán cầu.

Vào ngày 5/12, các biện pháp từ gói trừng phạt thứ sáu và thứ tám sẽ có hiệu lực. Theo đó, trong gói trừng phạt thứ 6, EU cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Còn trong gói trừng phạt thứ 8, Liên minh này thực hiện cơ chế áp giá trần dầu của Moscow nhằm cho phép khối này vẫn nhập khẩu nhiên liệu nhưng giảm nguồn thu của Moscow.

Sau nhiều tranh cãi, ngày 2/12, các nước EU đã đạt được thống nhất mức giá trần đối với dầu Nga là 60 USD/thùng.

Về phần mình, Điện Kremlin nhiều lần tuyên bố rằng, họ sẽ đơn giản là cắt đứt nguồn cung cho bất kỳ khách hàng nào áp dụng cơ chế giới hạn giá dầu.

Vẫn tiếp tục xuất khẩu

Tuy nhiên, ngay cả sau khi lệnh cấm vận có hiệu lực, Nga vẫn sẽ tiếp tục xuất khẩu một lượng dầu đáng kể sang châu Âu, vì gói trừng phạt thứ tám chỉ áp dụng cho dầu vận chuyển dầu bằng đường biển, trong khi 2/3 lượng dầu mà Nga bán sang châu Âu được vận chuyển bằng đường ống, không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.

Nhà kinh tế Tompkins cho biết: “Nga đã xuất khẩu xấp xỉ 5,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vào năm 2021. Công suất xuất khẩu của đường ống khoảng 3,4 triệu thùng/ngày, trong đó khoảng 1,4 triệu thùng/ngày là từ đường ống Druzhba đến châu Âu, nơi lưu lượng đã giảm đáng kể”.

Tuy nhiên, phần lớn lượng dầu Nga được vận chuyển bằng đường ống là tới Đức và Ba Lan. Trong khi đó, cả hai nước này đều đã tự nguyện cam kết sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu Nga vào cuối năm nay.

Các thương nhân EU đã giảm nhẹ lượng nhập khẩu dầu bằng đường biển vào tháng 11, thời điểm trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực. Theo báo cáo của Capital Economics, Nga vẫn xuất khẩu khoảng 15 triệu thùng sang các nước EU trong tháng 11.

Kế hoạch của EU là thực thi lệnh cấm vận bằng cách nhắm mục tiêu vào bảo hiểm. Tàu không có bảo hiểm không thể vào cảng hoặc tuyến đường biển quốc tế và khoảng 95% bảo hiểm hàng hải được phát hành ở London.

Nga đã đối phó bằng cách củng cố công ty bảo hiểm hàng hải của riêng mình.

Theo đó, Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Nga (RNRC) đã được Ngân hàng Trung ương nước này tái cấp vốn và bảo lãnh, khiến nó có hiệu lực bảo hiểm vô hạn. Mục đích là thay thế các hợp đồng bảo hiểm tại London bằng những thỏa thuận bảo hiểm tại Moscow để tránh các biện pháp trừng phạt.

Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đều cho biết họ sẽ chấp nhận bảo hiểm của Nga. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tỏ ra thận trọng hơn. Bắc Kinh đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga trong những tháng gần đây khi quan hệ kinh tế Trung-Nga ngày càng sâu sắc.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nga Alexander Poshivay cho biết, Trung Quốc vẫn chưa công nhận bảo hiểm bảo vệ và bồi thường, thường được gọi là bảo hiểm P&I, và giấy chứng nhận tái bảo hiểm do các công ty bảo hiểm Nga cấp cho các chủ tàu, điều này có thể là một vấn đề lớn đối với Moscow.

Tìm kiếm khách hàng mới

Phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Nga đã được định hướng lại từ châu Âu sang châu Á.

Theo S&P Global Commodity Insights, trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga sang châu Á đã tăng khoảng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức trung bình 1,6 triệu thùng mỗi ngày. Ấn Độ và Trung Quốc là 2 khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga.

Từ tháng 1 đến tháng 10, lượng dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển nhập khẩu vào Trung Quốc tăng 36%, lên mức trung bình 780.000 thùng mỗi ngày. Trong khi đó, Ấn Độ đã tăng mua lên 450.000 thùng mỗi ngày cùng giai đoạn, so với 90.000 thùng mỗi ngày cùng kỳ năm trước.

Muôn kiểu ‘lách’ trừng phạt, EU cứ cấm vận, Nga vẫn cứ xuất khẩu dầu và tăng thu ngân sách
Nhà máy lọc dầu Duna ở Szazhalombatta, Hungary. Dầu của Nga đến Hungary qua đường ống Druzhba. (Nguồn: Getty Images)

Vẫn còn phải xem các lệnh trừng phạt sẽ hoạt động tốt như thế nào. Như bne IntelliNews thông tin, trong bối cảnh EU áp đặt các biện pháp trừng phạt dầu mỏ Nga, các nhà kinh doanh đã “thiên biến vạn hóa” để kiếm tiền.

Những trò “lách luật” như vận chuyển dầu từ tàu này sang tàu khác để che giấu nguồn gốc đã và đang xảy ra; việc pha trộn “cocktail”, thêm dầu thô của Nga vào các hỗn hợp khác cũng đã được ghi nhận.

Tạp chí vận chuyển TradeWinds cho biết trong một bài báo xuất bản ngày 3/12 rằng, ước tính có khoảng 400 tàu chở dầu đã được bán cho “những người mua không xác định hoặc những người mới tham gia lĩnh vực này” kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Điều đó đã dẫn đến những nghi ngờ rằng Nga đang xây dựng một “hạm đội ma” gồm các tàu chở dầu trên danh nghĩa không phải của Nga, nhưng do nước này gián tiếp kiểm soát để vận chuyển dầu. Với hầu bao rủng rỉnh, Moscow có đủ khả năng mua bao nhiêu tàu chở dầu mà mình muốn.

Đồng thời, có một nhóm tàu ​​chở dầu đã cắm cờ lại. TradeWinds cho biết, khoảng 50 tàu chở dầu đã rời khỏi cơ quan đăng ký của Malta kể từ đầu năm, và điều tương tự cũng xảy ra với Hy Lạp và Cyprus, hai trong số các quốc gia vận chuyển lớn nhất thế giới.

Cơ quan đăng ký Cyprus đã mất hơn 1/5 số tàu chở dầu, theo nhật báo Kathimerini của Hy Lạp.

TradeWinds cũng đưa tin, nhà môi giới Barry Rogliano Salles đã xác định được gần 150 tàu mới được bán và có thể số tàu này được đưa vào hoạt động trong đội tàu vận chuyển dầu của Nga.

Ước tính có tổng cộng hơn 1.000 tàu hoạt động trong các “hạm đội” nói trên so với tổng đội tàu chở dầu toàn cầu gồm 11.716 chiếc.

Nhà phân tích Tompkins nói: “Một số gián đoạn xảy ra đối với hoạt động xuất khẩu và sản xuất dầu mỏ của Nga là điều gần như không thể tránh khỏi. Dự báo, sản lượng dầu thô của nước này sẽ giảm dần xuống 9,6 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2023, so với ước tính 10,3 triệu thùng/ngày trong quý IV/2022.

Sản lượng của Nga giảm là một trong những lý do tại sao chúng tôi dự báo giá dầu sẽ vẫn ở mức cao vào năm tới, bất chấp nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái”.

Ảnh ấn tượng tuần (28/11-4/12): Tân binh Nga nhập ngũ, Trung Quốc lưu ý EU về lợi ích khi hòa giải xung đột ở Ukraine, Mỹ-Pháp muốn trở lại đúng hướng

Ảnh ấn tượng tuần (28/11-4/12): Tân binh Nga nhập ngũ, Trung Quốc lưu ý EU về lợi ích khi hòa giải xung đột ở Ukraine, Mỹ-Pháp muốn trở lại đúng hướng

Xung đột ở Ukraine, tân binh Nga lên đường nhập ngũ, 7 nước Bắc Âu và Baltic cam kết ủng hộ Kiev, Tổng thống Pháp ...

Giá tiêu hôm nay 5/12, thị trường thận trọng với đợt tăng giá nhằm ‘thoát hàng’ cho giới đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/12, thị trường thận trọng với đợt tăng giá nhằm ‘thoát hàng’ cho giới đầu cơ

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 60.000 – ...

Giá vàng hôm nay 4/12, Giá vàng gây ngạc nhiên sốc, vẫn còn tâm lý bi quan, dòng tiền chưa tự tin chảy, vàng SJC ‘bay màu’ khó hiểu

Giá vàng hôm nay 4/12, Giá vàng gây ngạc nhiên sốc, vẫn còn tâm lý bi quan, dòng tiền chưa tự tin chảy, vàng SJC ‘bay màu’ khó hiểu

Giá vàng hôm nay 4/12, giá vàng thế giới và trong nước gây ngạc nhiên khi chốt tuần với diễn biến trái chiều. Trong khi ...

Bất động sản mới nhất: Qua thời ‘đánh đâu thắng đó’, sẽ kiểm tra 139 dự án ở Nghệ An, nghiên cứu thu thuế nhà đất

Bất động sản mới nhất: Qua thời ‘đánh đâu thắng đó’, sẽ kiểm tra 139 dự án ở Nghệ An, nghiên cứu thu thuế nhà đất

Không còn dòng tiền “dễ dãi”, sẽ trình Quốc hội xem xét và năm 2024 ban hành luật thuế liên quan đến tài sản, kiểm ...

Phương Tây trừng phạt Nga, cộng dồn ‘bão’ lạm phát, người dân EU ‘oằn lưng’ gánh hóa đơn năng lượng

Phương Tây trừng phạt Nga, cộng dồn ‘bão’ lạm phát, người dân EU ‘oằn lưng’ gánh hóa đơn năng lượng

Các biện pháp trừng phạt Nga góp phần đẩy giá năng lượng tăng đột biến, làm gia tăng lạm phát và chi phí sinh hoạt ...

(theo intellinews.com)

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 34 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

TC Motor vừa ra mắt mẫu MPV Hyundai Stargazer X tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản X và X cao cấp, đi kèm mức giá từ 599 ...
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm ...
Chỉ số Cải cách hành chính của Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước

Chỉ số Cải cách hành chính của Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước

6/6 vùng kinh tế - xã hội đều có giá trị trung bình Chỉ số Cải cách hành chính đạt trên 80% và đều tăng trưởng cao hơn so với ...
Việt Nam và Anh ký thỏa thuận hợp tác chống di cư bất hợp pháp

Việt Nam và Anh ký thỏa thuận hợp tác chống di cư bất hợp pháp

Việt Nam-Anh nhất trí về một loạt biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng thị thực, tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm OCOP du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh tế Trung Quốc.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 92.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép...
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động