Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Vy Anh
Mục tiêu hợp tác an ninh biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông cũng như đề cao thượng tôn luật pháp quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cam kết của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines về Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines họp tại Hawaii ngày 2/5, trao đổi nhiều vấn đề trong đó có an ninh tại Biển Đông. (Nguồn: AP)

Tầm nhìn chung về hòa bình, ổn định

Ngày 2/5, Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines đã gặp nhau tại Hawaii, cam kết tăng cường hợp tác trong bối cảnh liên tiếp xuất hiện lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là cuộc họp thứ 2 của bốn bộ trưởng quốc phòng sau cuộc họp lần đầu tiên diễn ra tại Singapore hồi tháng 6 năm ngoái bên lề diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La.

Theo hãng tin Kyodo, phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp lần này, bốn nước đã chia sẻ hiểu biết và tầm quan trọng của các hoạt động phối hợp giữa 4 quốc gia, bao gồm các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông, nhằm tăng cường hòa bình và ổn định toàn cầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết: “Chúng ta tập trung ở đây vì chia sẻ chung tầm nhìn về hòa bình, ổn định và răn đe ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara nhấn mạnh, việc bốn nước hợp tác với các quốc gia khác có cùng quan điểm là “vấn đề cấp bách”.

Tuy không đề cập đến Trung Quốc, song Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho rằng trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ đang “chịu áp lực mạnh mẽ” và cuộc họp mới nhất đã gửi “thông điệp rất quan trọng tới khu vực và thế giới”, rằng “bốn nền dân chủ cam kết tuân thủ các trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ”.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro cho rằng, việc tăng cường mối quan hệ bốn bên không chỉ nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Philippines, mà còn duy trì “các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó hướng dẫn trật tự toàn cầu theo đúng cách mà các quốc gia nên chung sống với nhau”.

Trước đó, vào tháng 4, bốn nước đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung chính thức đầu tiên ở Biển Đông. Theo hãng tin AP, Mỹ khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt mục tiêu xây dựng “mạng lưới” các liên minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngay cả khi Mỹ đang vật lộn với nhiều cuộc khủng hoảng khác.

Không thách thức hành động của quốc gia khác

Theo South China Morning Post (SCMP), chiều 2/5, quân đội Mỹ và Philippines đã bắn hàng chục quả tên lửa về phía Biển Đông trong khuôn khổ cuộc tập trận chung thường niên Balikatan - bắt đầu từ ngày 22/4 đến ngày 8/5, với sự tham gia của hơn 16.000 lính Mỹ và 5.000 lính Philippines, cùng lực lượng vũ trang của Australia và Pháp.

Các quan chức quân sự khẳng định hành động này không nhằm mục đích khiêu khích bất kỳ quốc gia nào trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Manila và Bắc Kinh.

Trong phần diễn tập bắn đạn thật, các tên lửa được phóng tại một địa điểm gần ngôi làng ven biển Campong Ulay thuộc đảo Palawan nhìn ra Biển Đông. Chúng được phóng đi từ 2 Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) M142 có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa tới 80 km.

Chuẩn tướng quân đội Philippines Romulo Quemade II đã lên tiếng bảo vệ việc tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật gần khu vực Biển Đông. Tướng quân đội Philippines nói với các phóng viên rằng: “Chúng tôi mô phỏng một mối đe dọa từ ngoài khơi tới bờ biển của chúng tôi, vì vậy chúng tôi sử dụng khả năng đa phạm vi để bảo vệ chủ quyền của mình. Đây là một khoảng cách khá xa và chúng tôi chỉ bắn trong phạm vi vùng biển và lãnh thổ của mình”.

Tin liên quan
Mỹ, Nhật Bản, Philippines sẽ tuần tra chung bất chấp căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila ở Biển Đông Mỹ, Nhật Bản, Philippines sẽ tuần tra chung bất chấp căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila ở Biển Đông

Cuộc tập trận thường niên Balikatan lần thứ 39 được tiến hành theo Hiệp ước phòng thủ chung giữa Philippines và Mỹ ký kết năm 1951. Lầu Năm Góc cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ Manila nếu nước này viện dẫn Hiệp ước trong bối cảnh có mối đe dọa từ quốc gia khác.

Mặc dù thừa nhận một số cuộc tập trận được tiến hành ở các khu vực tranh chấp, Thượng nghị sĩ Jinggoy Estrada, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Philippines khẳng định chúng không nhằm thách thức hành động của các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc.

Ông Estrada cho biết: “những cuộc tập trận này không được thiết kế cho các hoạt động chiến đấu chống lại các quốc gia khác". Đồng thời, Manila sẽ tiếp tục các hoạt động hợp pháp trong phạm vi quyền tài phán của mình, đồng thời thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.

Cam kết sắt đá của Washington

Những vụ đối đầu lặp đi lặp lại trên biển đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn ở Biển Đông có thể đẩy Trung Quốc và Mỹ rơi vào tình thế xung đột. Mỹ đã nhiều lần cảnh báo rằng nước này có nghĩa vụ phải bảo vệ Philippines - đồng minh hiệp ước lâu đời nhất ở châu Á - nếu các lực lượng của Philippines, tàu hoặc máy bay bị tấn công vũ trang, kể cả ở Biển Đông.

Tuy nhiên, trang mạng Asia Times nhận định động thái này vẫn chưa mang lại khả năng răn đe hợp lý trước chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Vừa qua, Tổng thống Biden đã công khai chỉ trích “các hành động nguy hiểm” của Trung Quốc và nhắc lại cam kết “sắt đá” với Philippines hồi tháng 10 năm ngoái.

Tại hội nghị thượng đỉnh 3 bên đầu tiên với Tổng thống Marcos Jr và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, ông Biden đã công khai cảnh báo Trung Quốc rằng sẽ phản ứng quyết đoán nếu tranh chấp trên biển leo thang thành đối đầu vũ trang.

Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố: “Các cam kết quốc phòng của Mỹ với Nhật Bản và Philippines là sắt đá, thật sự là sắt đá. Như tôi đã nói trước đây, bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào máy bay, tàu hoặc lực lượng vũ trang Philippines ở Biển Đông sẽ viện dẫn tới Hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước”.

Thông điệp quốc gia Philippines: Đậm đối nội, nhạt đối ngoại

Thông điệp quốc gia Philippines: Đậm đối nội, nhạt đối ngoại

Thông điệp quốc gia của Philippines thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhấn mạnh vào các vấn đề đối nội, trong khi tỏ ra thận ...

Australia và Philippines lần đầu tập trận chung trên không ở Biển Đông

Australia và Philippines lần đầu tập trận chung trên không ở Biển Đông

Ngày 21/8, Australia đã tiến hành cuộc tập huấn trên không đầu tiên ở Biển Đông với Philippines, nhằm củng cố liên minh phòng thủ ...

Tổng thống Philippines ủng hộ 'trật tự quốc tế dựa trên luật lệ' ở Biển Đông

Tổng thống Philippines ủng hộ 'trật tự quốc tế dựa trên luật lệ' ở Biển Đông

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-43, Philippines sẽ công bố ý định ủng hộ “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” ở Biển Đông.

Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982

Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982

Hiệp định về Biển cả tiếp tục củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 trong việc quản ...

Mỹ, Nhật Bản, Philippines sẽ tuần tra chung bất chấp căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila ở Biển Đông

Mỹ, Nhật Bản, Philippines sẽ tuần tra chung bất chấp căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila ở Biển Đông

Một quan chức Mỹ cho biết hải quân nước này cùng với Nhật Bản và Philippines sẽ triển khai các cuộc tuần tra hải quân ...

(theo AP, Kyodo)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động