TIN LIÊN QUAN | |
Học giả Ấn Độ đề xuất nhiều giải pháp cấp bách ở Biển Đông | |
Việt Nam quan tâm, theo dõi sát tình hình phức tạp ở Biển Đông |
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tại Biển Đông. (Nguồn: Bloomberg) |
Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích Trung Quốc lợi dụng sự tập trung chống dịch Covid-19 của các nước để thực hiện các hành vi khiêu khích ở Biển Đông mà hành động nghiêm trọng nhất gần đây là đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Mỹ kịch liệt phản đối hành vi bắt nạt của Trung Quốc và kêu gọi các quốc gia khác phải buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Ông Pompeo sẽ điện đàm với các nước thành viên ASEAN về vấn đề này.
Ngày 23/4, Ngoại trưởng Australia Marise Payne bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến gần đây trên Biển Đông như các hoạt động khai thác tài nguyên của các nước bị cản trở, hai quận mới được tuyên bố thành lập và tàu cá Việt Nam bị đâm chìm.
Bà khẳng định, Australia có lợi ích đáng kể tại Biển Đông và kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật Biển (UNCLOS 1982), tôn trọng tự do hàng hải, hàng không và kiềm chế các hoạt động gây mất ổn định khu vực.
Trong ngày 22/4, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. cho biết, Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi 2 công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines, phản đối các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế là việc tàu hải quân Trung Quốc đã chĩa súng radar vào tàu hải quân Philippines và hành động lập hai quận mới của Trung Quốc.
Tuyên bố thành lập chủ quyền 'Khu Tây Sa', 'Khu Nam Sa' của Trung Quốc là vô giá trị TGVN. Các cấu trúc lúc chìm lúc nổi cùng các cấu trúc luôn chìm dưới mặt nước biển không thể là lãnh thổ để yêu sách ... |
Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng 'lối hành xử ức hiếp' ở Biển Đông TGVN. Mỹ ngày 18/4 đã kêu gọi Trung Quốc ngừng “lối hành xử ức hiếp” ở Biển Đông và tuyên bố Washington quan ngại trước các ... |
Kể cả hậu đại dịch Covid-19, cạnh tranh Mỹ-Trung chưa có hồi kết TGVN. Đại dịch Covid-19 khởi nguồn từ Trung Quốc và hiện Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Dại dịch chưa từng ... |