Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor. (Nguồn: Wikipedia) |
Theo thông báo, các máy bay nhằm “bảo vệ không phận" Ba Lan trước "các mối đe dọa từ Nga”. Theo ghi nhận, số lượng máy bay khoảng 10 chiếc.
Chuẩn tướng Christophe Pliet, Phó chỉ huy tác chiến Lực lượng vũ trang chung của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, cho biết, mục đích của nhiệm vụ là "để ngăn chặn và bảo vệ chống lại bất kỳ hành động quân sự nào có thể xảy ra của Nga".
Trước đó có tin nói rằng Mỹ đã điều chiến đấu cơ F-15 đến Ba Lan. Ngoài ra, Ba Lan đã quyết định mua 48 máy bay huấn luyện chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc để thay thế các máy bay chiến đấu Su-22 Liên Xô đã lỗi thời đang được phiên chế trong Không quân Ba Lan.
Trong khi đó, ngày 28/7, Sputnik dẫn thông báo của Văn phòng đại diện của vùng ly khai Donetsk tại Trung tâm Kiểm soát và Điều phối ngừng bắn (JCCC) cho biết, trong các cuộc tấn công vào Donetsk, quân đội Ukraine đã sử dụng mìn sát thương "Lepestok" vốn đã bị cấm.
Đại diện văn phòng này lưu ý, hồi năm 2005, Ukraine đã phê chuẩn Công ước Ottawa cấm sử dụng, tàng trữ và sản xuất mìn sát thương, trong đó có mìn "Lepestok". Như vậy, hiện Kiev đang vi phạm các cam kết quốc tế của nước này.
Mìn sát thương bộ binh (PFM-1) "Lepestok" được thiết kế để gây sát thương ở vùng chân và nổ khi có người dẫm phải. Mìn được cài đặt trên mặt đất bằng các phương tiện rải mìn từ xa. Loại mìn này gần như là một bản sao chính xác của mìn BLU-43/B "Dragontooth" của Mỹ.
Ukraine hiện chưa bình luận về cáo buộc này.