Nhỏ Bình thường Lớn

Mỹ điều nhóm tàu tác chiến sân bay USS Ronald Reagan đến Biển Đông lần thứ 2 trong năm

Trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực leo thang, ngày 27/9, Mỹ đã triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan tới Biển Đông lần thứ 2 trong năm nay.
Mỹ điều nhóm tàu tác chiến sân bay USS Ronald Reagan đến Biển Đông lần thứ 2 trong năm nay
Nhóm tàu tác chiến sân bay USS Ronald Reagan được cho là đã đi vào Biển Đông qua Eo biển Malacca vào ngày 24/9. (Nguồn: Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ)

Tờ South China Morning Post trích dẫn thông báo của Hải quân Mỹ cho biết, nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông ngày 24/9 sau gần 3 tháng hoạt động trên biển Arabia. Tàu chiến Mỹ quay lại Biển Đông sau khi hỗ trợ lực lượng nước này rút quân khỏi Afghanistan hồi tháng 8.

Theo Hải quân Mỹ, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan tiến hành các hoạt động bay, diễn tập tấn công hàng hải, chống tàu ngầm và huấn luyện chiến thuật ở Biển Đông.

Fred Goldhammer, chỉ huy tàu sân bay USS Ronald Reagan nêu rõ trong thông cáo: "Khi tiếp tục thực hiện sứ mệnh ở Biển Đông, chúng tôi vẫn sẽ luôn cảnh giác và sẵn sàng đáp lời khi được gọi".

Đây là lần thứ 2 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan tới Biển Đông trong năm nay. Hồi tháng 7, nhóm tàu chiến này đã tiến hành tập trận với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz nhằm "ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Hải quân Mỹ cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan sẽ tiếp tục phối hợp với mạng lưới các đối tác và liên minh để "đảm bảo an ninh hàng hải và dòng chảy thương mại tự do ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Giống như các tàu sân bay khác của Mỹ, tàu USS Ronald Reagan đóng vai trò như một căn cứ quân sự di động, có thể chở hàng nghìn binh sĩ, hàng chục máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu và các loại vũ khí khác.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan và các nhóm tàu tác chiến của Mỹ hoạt động ở các vùng biển trong khu vực, trong đó có Biển Đông, nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không.

Mỹ và các đồng minh đã triển khai nhiều tàu chiến và máy bay tới Biển Đông trong một nỗ lực nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực. Động thái của Mỹ diễn ra bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.

Trước đó, hồi đầu tháng 9, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã tiến vào Biển Đông, trong khi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh cũng đi qua vùng biển này trước khi thăm cảng ở Nhật Bản.

Động thái mới nhất của tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông diễn ra khi căng thẳng đang gia tăng trong khu vực. Cả Trung Quốc và Mỹ cũng như các đồng minh của Washington, gồm Anh, Pháp và Đức, đều tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.

Quân đội Trung Quốc đã tiến hành diễn tập ở Biển Đông vào cuối tuần qua.

Tàu chiến của Anh băng qua Eo biển Đài Loan đến thăm Việt Nam

Tàu chiến của Anh băng qua Eo biển Đài Loan đến thăm Việt Nam

Ngày 27/9, một tàu chiến của Anh thuộc nhóm tàu sân bay tấn công HMS Queen Elizabeth đã đi qua Eo biển Đài Loan trên ...

Giải mã Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Giải mã Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngay sau khi Mỹ, Anh, Australia trình làng cơ chế hợp tác an ninh 3 bên AUKUS, ngày 16/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã ...

(theo SCMP)

Tin cũ hơn

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'
Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực