Nhỏ Bình thường Lớn

Mỹ hành động táo bạo với AUKUS, Australia đặt niềm tin nơi ông Donald Trump

Mỹ đang nỗ lực củng cố Hiệp ước Đối tác an ninh tăng cường ba bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) bằng cách nới lỏng các hạn chế trong việc chuyển giao thiết bị và công nghệ quân sự giữa ba nước.
Mỹ hành động táo bạo với AUKUS, Australia đặt niềm tin nơi ông Trump
Mỹ, Anh và Australia thành lập AUKUS vào năm 2021, đã cam kết đầu tư 368 tỷ AUD để giúp Australia mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. (Nguồn: Reuters)

Theo hãng tin Reuters, các quan chức chính phủ và ngành quốc phòng Mỹ đưa ra thông báo trên vào ngày 24/7 tại Triển lãm hàng không Farnborough, Anh, trong đó khẳng định, động thái này là bước khởi đầu cho nhiều hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai.

Tin liên quan
Phó Đại sứ Australia tại Mỹ nhận định về khả năng AUKUS mở rộng đối tác Phó Đại sứ Australia tại Mỹ nhận định về khả năng AUKUS mở rộng đối tác

Cố vấn cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ về chính sách cơ sở công nghiệp và quốc tế Brian Burton cho biết, mục tiêu của việc nới lỏng kiểm soát xuất khẩu là để ngành công nghiệp của ba nước có thể hợp tác hiệu quả hơn.

Ông khẳng định: "Những gì chúng tôi đang làm - đặc biệt là trong môi trường pháp lý - được thiết kế để có hiệu lực lâu dài và rất khó bị đảo ngược".

Trong khi đó, Cố vấn cấp cao về AUKUS của Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Steinhelfer lưu ý, liên minh này có thể nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng tại Quốc hội, nói rõ: "Chúng tôi rất lạc quan rằng việc thực hiện một số bước đi lớn, táo bạo sẽ là yếu tố tạo điều kiện cho AUKUS".

Hồi tháng 4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề xuất giảm các yêu cầu cấp phép đối với việc chuyển giao thiết bị quân sự và công nghệ nhạy cảm giữa Mỹ, Australia và Anh theo AUKUS. Bản quy tắc cuối cùng đã được văn phòng quản lý Nhà Trắng thông qua vào ngày 19/7 và dự kiến sẽ được công bố vào tháng 8.

Mỹ, Anh và Australia thành lập AUKUS vào năm 2021, đã cam kết đầu tư 368 tỷ AUD (245 tỷ USD) để giúp Australia mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Liên quan cuộc bầu cử Mỹ sắp tới, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết, Canberra tự tin rằng trong trường hợp tái đắc cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump sẽ ủng hộ liên minh AUKUS cũng như việc Mỹ bán tàu ngầm hạt nhân cho Australia.

Trả lời phỏng vấn trên Sky News, Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết, trong những lần trao đổi với đảng Cộng hòa, đều cho thấy sự ủng hộ đối với những hoạt động diễn ra liên quan AUKUS.

Theo ông Marles, Australia tin tưởng AUKUS sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết và các quyền lợi của nước này trong AUKUS sẽ tiếp tục được duy trì.

Khả năng ông Trump có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới khiến Australia cũng như các đồng minh của Mỹ phải đánh giá và chuẩn bị cho chương trình nghị sự ngoại giao của ông, bao gồm cả quan điểm của cựu tổng thống Mỹ về thỏa thuận AUKUS.

Tin thế giới 24/7: Ukraine có thái độ khác lạ, Tổng thống Pháp đang chơi chiêu? Bắc Cực 'nóng' lên do động thái của Mỹ

Tin thế giới 24/7: Ukraine có thái độ khác lạ, Tổng thống Pháp đang chơi chiêu? Bắc Cực 'nóng' lên do động thái của Mỹ

Ukraine muốn sớm chấm dứt xung đột, Pháp chưa thể có Thủ tướng, Chiến lược Bắc Cực 2024 của Mỹ làm dậy sóng quan hệ ...

Phó Thủ tướng Australia: Canberra chia sẻ cam kết về hòa bình và an ninh với các đối tác NATO

Phó Thủ tướng Australia: Canberra chia sẻ cam kết về hòa bình và an ninh với các đối tác NATO

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles trong tuần này sẽ thực hiện chuyến công du Mỹ và đại diện cho ...

Lần đầu tiên sĩ quan hạt nhân Australia làm việc trên tàu ngầm Anh

Lần đầu tiên sĩ quan hạt nhân Australia làm việc trên tàu ngầm Anh

Ba sĩ quan tàu ngầm đầu tiên của Australia sẽ làm việc trên tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh, sau khi hoàn thành ...

Bộ trưởng Quốc phòng Australia thăm Anh, củng cố quan hệ an ninh AUKUS

Bộ trưởng Quốc phòng Australia thăm Anh, củng cố quan hệ an ninh AUKUS

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles có chuyến công du Vương quốc Anh từ ngày 12-13/7 để gặp Bộ trưởng ...

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh

Mặc dù Moscow là đối thủ địa chính trị của Liên minh châu Âu (EU), khối 27 quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc rất ...