Nghiên cứu cho thấy, khu rừng cổ đại lâu đời nhất thế giới ở gần thành phố New York, Mỹ. (Nguồn: Daily Mail) |
Một khám phá đáng chú ý vừa được nhóm chuyên gia người Mỹ công bố cho thấy, gần thành phố New York có một khu rừng cổ đại lâu đời nhất thế giới với niên đại khoảng 385 triệu năm.
Tin liên quan |
Hé lộ nhiều phương pháp chôn cất thời Ai Cập cổ đại |
Tọa lạc ở thị trấn Cairo, nơi này cách thành phố khoảng 2 giờ lái xe về phía Bắc. Khu rừng cổ xưa thậm chí được xác định cùng thời với thời đại khủng long.
Nhóm nghiên cứu đến từ SUNY Binghamton và Đại học Cardiff thuộc xứ Wales tuyên bố, đã khai quật được hóa thạch của nhóm thực vật sơ khai tại địa điểm này. Khu rừng từng trải dài từ New York đến Pennsylvania với những hàng cây cao lớn.
Lần đầu tiên nhóm chuyên gia phát hiện ra khu vực này khi tiến hành khám phá dưới đáy một mỏ đá bỏ hoang trên dãy núi Catskill thuộc thị trấn Cairo vào năm 2009.
Từ đó tới nay, họ tiếp tục làm việc để tìm hiểu niên đại chính xác của các loài thực vật và cây cối mọc trong khu vực. Sau đó, nhiều bằng chứng được phát hiện cho thấy nhiều loài thực vật ở đây xuất hiện vào giai đoạn rất sớm, cùng thời với khủng long.
Ông Christopher Berry, một nhà cổ thực vật học từ Đại học Cardiff mô tả về "sự đặc biệt của khu rừng cổ đại vừa phát hiện tại thị trấn Cairo".
Chuyên gia Berry khẳng định: "Khi lái xe qua khu vực này đồng nghĩa với việc bạn đang đi xuyên qua rễ của những cây cổ thụ lâu đời nhất thế giới.
Đứng trên bề mặt mỏ đá bỏ hoang, chúng tôi có thể tái tạo khu rừng bằng trí tưởng tượng của mình. Việc phát hiện những bộ rễ cây hóa thạch đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tìm kiếm lịch sử Trái đất".
Được biết, phần lớn cây trong rừng là Archaeopteris - một loài cây có rễ lớn. Theo các chuyên gia, loài cây này là thực vật chiếm ưu thế trong các cánh rừng cổ đại.
Chúng phát triển mạnh vào cuối kỷ Devon, khoảng 360 triệu năm trước. Loài cây này là sự kết hợp độc đáo giữa thân gỗ lớn với những chiếc lá mỏng manh như cây dương xỉ.
Ngoài ra, khu rừng còn có sự tồn tại của loài cây dương xỉ (hiện đã tuyệt chủng) và những loài khác chưa được xác định.
Nhờ phát hiện quan trọng này, mới đây nghị sĩ bang, ông Chris Tauge đưa ra những quyết sách quan trọng cùng Hội đồng thị trấn Cairo trong việc bảo tồn, gìn giữ địa điểm khảo cổ này.
Trước khi phát hiện này được công bố, khu rừng lâu đời nhất được biết tới nằm tại Gilboa, cách thị trấn Cairo khoảng 40km.
Thời điểm này, khách du lịch không được phép tiếp cận khu rừng đặc biệt này vì công tác bảo tồn.
(theo Dân trí)
| Thái Lan thông tin về hóa thạch của loài cá sấu cổ đại chưa từng được ghi nhận trên thế giới Ngày 18/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan đã công bố thông tin về một loài cá sấu mới được biết đến, từng ... |
| Thổ Nhĩ Kỳ tìm thấy bằng chứng về phẫu thuật sọ não khoảng 3.200 năm trước Ngày 28/11, hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, các hộp sọ người ước tính niên đại 3.200 năm trước đây được khai ... |
| Nam Phi: Bí ẩn dấu chân hóa thạch 210 triệu năm trước của chân loài thú cổ đại Mới đây, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Cape Town đã tìm thấy trong hóa thạch 210 triệu năm tuổi ở châu Phi có ... |
| Mexico phát hiện nhiều ngôi mộ cổ niên đại 3.500 năm Viện Nhân chủng học và Lịch sử quốc gia Mexico (INAH) cho biết, trong quá trình xây dựng tuyến cáp treo số 3 gần đại ... |
| Các nhà khoa học tiết lộ câu chuyện bất ngờ về loài muỗi từ hai mẫu hóa thạch kỷ Phấn trắng Mới đây, một nhóm nhà khoa học quốc tế cho biết, hai mẫu hóa thạch có niên đại cách đây 130 triệu năm lại cho ... |