Ngoại trưởng Mỹ cho hay, nước này không ủng hộ Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. (Nguồn: AP) |
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Latvia, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định: "Chúng tôi không ủng hộ TNPW. Tìm cách cấm vũ khí hạt nhân thông qua một hiệp ước không bao gồm bất kỳ quốc gia nào thực sự sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ không mang lại kết quả".
Tuyên bố trên của nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ được đưa ra khi chính phủ liên minh sắp tới của Đức hỏi về kế hoạch tham gia cuộc họp đầu tiên của các bên ký kết hiệp ước vào tháng 3/2022 với tư cách quan sát viên.
Động thái của Đức được coi là gây áp lực buộc Nhật Bản phải làm điều tương tự. Nhật Bản, quốc gia duy nhất trên thế giới phải hứng chịu sự tàn phá của các vụ ném bom nguyên tử, mong muốn một thế giới không có vũ khí hạt nhân, nhưng lại phải dựa vào vũ khí nguyên tử của Mỹ để được bảo vệ.
Hiệp ước của LHQ, có hiệu lực vào tháng 1 năm nay, hoàn toàn cấm việc phát triển, thử nghiệm, sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân. Hiệp ước này chỉ ràng buộc các quốc gia đã chính thức ký và phê chuẩn. Hồi tháng 7/2017, Đại hội đồng LHQ đã thông qua hiệp ước, với sự chấp thuận của 122 quốc gia.
Trong khi các quốc gia và khu vực tham gia hy vọng rằng, TNPW sẽ tạo động lực cho phong trào giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu, thì việc ra mắt quy chuẩn quốc tế lịch sử này lại bị các quốc gia có vũ khí hạt nhân cũng như Nhật Bản, quốc gia duy nhất đã phải hứng chịu sự tàn phá của các vụ ném bom nguyên tử, từ chối.
Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ) đều là các cường quốc hạt nhân và cùng phản đối TNPW. Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác như Ấn Độ, Israel, Triều Tiên và Pakistan cũng từ chối tham gia.
| Tin thế giới 30/11: Nga phát cảnh báo đanh thép 'dằn mặt' ai? Ukraine tung kế hoạch tương lai; Mỹ muốn lập rào an toàn với Trung Quốc Quan hệ Nga-Mỹ, Mỹ-Trung Quốc, Israel-Palestine, Dòng chảy phương Bắc 2, vấn đề khí đốt, tình hình Ukraine và cuộc đàm phán hạt nhân Iran ... |
| Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của LHQ chính thức có hiệu lực, Nhật Bản kiên quyết không tham gia TGVN. Hiệp ước của Liên hợp quốc (LHQ) cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 22/1 sau khi 50 ... |