Mỹ kiên trì ‘để mắt’ tới Trung Quốc ở Biển Đông

Hà Phương
Mỹ luôn theo sát những động thái quyết đoán của Trung Quốc nhằm khẳng định những tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.
Theo dõi TGVN trên
Mỹ kiên quyết ‘để mắt’ Trung Quốc ở Biển Đông
Một tàu ngầm Trung Quốc tập trận ở Biển Đông tháng 1 vừa qua. (Nguồn: China Military)

Liên tục tập trận

Hai thông báo mới được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) ngày 24/3 cho thấy Trung Quốc liên tục tập trận ở Biển Đông trong thời gian sắp tới đây.

Cụ thể, thông báo thứ nhất nêu rằng cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ diễn ra ở Biển Đông từ ngày 25-26/3. Kết quả đối chiếu 4 tọa độ giới hạn khu vực tập trận được nêu trong thông báo lên Google Maps cho thấy khu vực đó dường như nằm ở phía bắc Biển Đông.

Còn thông báo thứ hai nêu rằng một cuộc tập trận sẽ diễn ra ở Biển Đông từ ngày 25/3-7/4. Kết quả đối chiếu 4 tọa độ giới hạn khu vực tập trận được nêu trong thông báo cho thấy khu vực tập trận dường như nằm gần bờ biển phía Đông Nam đảo Hải Nam của Trung Quốc. Cả hai thông báo không nêu rõ quy mô tập trận, chỉ cấm tàu thuyền vào khu vực liên quan.

Đồng thời, những ngày qua, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc liên tục đăng tải các thông tin cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh thực lực hoạt động của không quân ở Biển Đông.

Ngày 23/3 đưa tin quân đội Trung Quốc (PLA) đã nhận được phiên bản nâng cấp của dòng chiến đấu cơ J-11B, và phiên bản chiến đấu cơ này đã tham gia cuộc tập trận gần đây trên Biển Đông.

Tờ South China Morning Post cùng ngày cũng đưa tin Hải quân Trung Quốc tập trận cường độ cao với mẫu tiêm kích được nâng cấp J-11B tại Biển Đông, sau khi mẫu tiêm kích này được bàn giao hàng loạt.

Việc tăng cường các dòng chiến đấu cơ hiện đại và khả năng bay kéo dài ở Biển Đông được đánh giá là nỗ lực tăng cường thực lực không quân của Bắc Kinh ở vùng biển này.

Mỹ kiên quyết ‘để mắt’ Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu đổ bộ viễn chinh USS Miguel Keith ra khơi ở Thái Bình Dương hồi tháng 8/2021. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Căn cứ viễn chinh di động "xuất hiện"

Cùng thời gian này, theo Global Times, Mỹ cũng đưa căn cứ viễn chinh di động vào Biển Đông. Ngày 20/3, Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đã đích thân tham gia một cuộc do thám trên không tại vùng biển quan trọng này. Một ngày sau đó, lần đầu tiên Hải quân Mỹ quyết định điều căn cứ di động viễn chinh USS Miguel Keith đến Biển Đông.

Ngày 21/3, ảnh vệ tinh cho thấy tàu đổ bộ USS Miguel Keith lần đầu tiên tiến vào Biển Đông.

Với lượng giãn nước hơn 90.000 tấn, USS Miguel Keith là một trong những tàu chiến lớn nhất, chỉ đứng sau các siêu tàu sân bay Mỹ. USS Miguel Keith là con tàu thứ ba thuộc lớp Lewis B. Puller, có thể thực hiện một số nhiệm vụ của căn cứ viễn chinh di động như làm nơi cất hạ cánh của trực thăng hạng nặng, hỗ trợ hậu cần hay hoạt động như một trung tâm chỉ huy và kiểm soát.

Tàu USS Miguel Keith từng đóng vai trò chủ lực trong cuộc diễn tập chung Mỹ - Nhật Bản Noble Fusion hồi tháng 2. USS Miguel Keith có thể sẽ tham gia nhiều cuộc tập trận và sự kiện quân sự ở Biển Đông cùng các khu vực lân cận do tính đa nhiệm của nó.

Mỹ và các nước phương Tây như Anh, Pháp và Đức gần đây tăng cường hiện diện quân sự và tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng leo thang do Trung Quốc mở rộng lực lượng hải quân và thiết lập các tiền đồn quân sự trên đảo nhân tạo bồi đắp trái phép trong khu vực.

Mỹ nhiều lần phản đối các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực, cáo buộc nước này quân sự hóa Biển Đông. Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 công bố tài liệu 47 trang bác bỏ cơ sở địa lý và lịch sử liên quan đến các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nhận định với tờ Global Times rằng việc các tàu do thám Mỹ hoạt động gần Trung Quốc cho thấy Lầu Năm Góc đang đề phòng nguy cơ chiến tranh dưới nước, hay một cuộc xung đột tiềm tàng với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Trước tình hình tiềm lực về tên lửa diệt hạm của Bắc Kinh đang phát triển nhanh chóng, Washington nhận thấy tàu mặt nước của họ sẽ không thể hoạt động kéo dài xung quanh Trung Quốc được nữa.

Những điều này cho thấy chính quyền Tổng thống Joe đã kiên quyết để mắt tới Trung Quốc, bất chấp cuộc khủng hoảng địa chính trị đang diễn ra ở nhiều nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như xung đột tại Ukraine.

Bảy điểm nhấn trong Tuyên bố chung Nhật Bản-Ấn Độ

Bảy điểm nhấn trong Tuyên bố chung Nhật Bản-Ấn Độ

Cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ S. D. Pradhan bình luận về Tuyên bố chung Nhật Bản-Ấn Độ nhân chuyến thăm ...

Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông

Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông

Trung Quốc tiếp tục gia tăng những động thái quyết đoán, phi pháp tại khu vực Biển Đông.

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Những con tàu chở ngũ cốc không mắc kẹt, rời cảng Ukraine ra khơi trên Biển Đen

Những con tàu chở ngũ cốc không mắc kẹt, rời cảng Ukraine ra khơi trên Biển Đen

Đây là những chiếc tàu mới nhất ra khơi kể từ lúc Kiev thiết lập 'hành lang nhân đạo' tạm thời, sau khi Nga từ bỏ thỏa thuận ngũ cốc ...
Các tàu chở hàng bắt đầu rời cảng Ukraine qua 'hành lang nhân đạo" tạm thời

Các tàu chở hàng bắt đầu rời cảng Ukraine qua 'hành lang nhân đạo" tạm thời

Ba tàu chở hàng đã rời các cảng của Ukraine trên Biển Đen, qua 'hành lang nhân đạo" tạm thời được Kiev thiết lập sau khi Nga rút khỏi thỏa ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/10 và sáng 3/10: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 7 - Fulham vs Chelsea; lịch thi đấu La Liga vòng 8

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/10 và sáng 3/10: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 7 - Fulham vs Chelsea; lịch thi đấu La Liga vòng 8

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/10 và sáng 3/10: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 7 - Fulham vs Chelsea; lịch thi đấu La Liga vòng 8, ...
Triều Tiên: Âm mưu can thiệp của Mỹ vào quan hệ Bình Nhưỡng-Moscow 'vượt quá lằn ranh đỏ'

Triều Tiên: Âm mưu can thiệp của Mỹ vào quan hệ Bình Nhưỡng-Moscow 'vượt quá lằn ranh đỏ'

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên cảnh báo tâm lý thù địch và âm mưu can thiệp của Mỹ vào quan hệ hữu nghị Bình Nhưỡng-Moscow 'đã vượt quá lằn ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 2/10/2023: Song Tử đừng quá đa nghi

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 2/10/2023: Song Tử đừng quá đa nghi

Tử vi hôm nay 2/10/2023 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMN 1/10, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 1/10/2023. SXMN 1/10/2023. xổ số hôm nay 1/10

XSMN 1/10, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 1/10/2023. SXMN 1/10/2023. xổ số hôm nay 1/10

XSMN 1/10 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 1/10/2023. kết quả xổ số ngày 1 tháng 10. xổ số miền Nam chủ nhật. xổ số hôm nay ...
Quan hệ Ấn Độ-Canada: Bão thoáng qua?

Quan hệ Ấn Độ-Canada: Bão thoáng qua?

Một cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra giữa Ấn Độ và Canada, nhưng nó có thành cơn bão tàn phá quan hệ hai nước hay không thì ít người nghĩ tới.
Nargony-Karabakh lại đỏ lửa

Nargony-Karabakh lại đỏ lửa

Giao tranh tại Nargony-Karabakh, khu vực tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia, lại bùng phát.
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầng nấc mới, tầm vóc quốc tế và những thông điệp ý nghĩa

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầng nấc mới, tầm vóc quốc tế và những thông điệp ý nghĩa

Truyền thông quốc tế dành nhiều thời lượng đăng tải thông tin, thông điệp về Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm Việt Nam và hai nước nâng cấp quan hệ.
Chủ tịch Triều Tiên thăm Nga: Chuyến công du phá thế cô lập

Chủ tịch Triều Tiên thăm Nga: Chuyến công du phá thế cô lập

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã đến Nga. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Australia-Philippines: Khẳng định quan hệ đối tác an ninh

Australia-Philippines: Khẳng định quan hệ đối tác an ninh

Phải sau 20 năm mới có một chuyến thăm của Thủ tướng Australia đến Philippines nhưng điều đó không đồng nghĩa quan hệ Canberra-Manila thiếu gắn kết.
Khi ngũ cốc là một loại ‘vũ khí’ đa năng, câu chuyện của thế giới và Việt Nam

Khi ngũ cốc là một loại ‘vũ khí’ đa năng, câu chuyện của thế giới và Việt Nam

Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được các bên biến thành cuộc chiến nhiều mặt. Lương thực trở thành một loại 'vũ khí' đa năng mà nhiều quốc gia sử dụng.
Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Sau hơn nửa thập kỷ hình thành và phát triển, quan hệ ASEAN-Nhật Bản tiếp tục củng cố nền tảng, mở rộng hợp tác để tiến về phía trước.
Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Lễ duyệt binh hoành tráng vừa qua của Hàn Quốc cho thấy quyết tâm rất lớn của Seoul trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật đã ấn định thời gian tổ chức thượng đỉnh ba bên, xoa dịu được lo ngại của Bắc Kinh về hợp tác Mỹ-Nhật-Hàn.
Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Cả Washington và Bắc Kinh đều đang hướng đến Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc để làm dịu căng thẳng khi những bất đồng ngày càng gia tăng.
Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh dấu bước đi lớn và mới nhất của nước này tại Niger và những nỗi lo hiển hiện tại hai châu lục.
Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine muốn thuyết phục Mỹ kiên định ủng hộ Kiev trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Phiên bản di động