Ấn Độ vẫn là khách hàng mua dầu Urals hàng đầu của Nga mặc dù giá tăng. (Nguồn: CNN) |
Phát biểu trên được ông Kirby đưa ra khi trả lời câu hỏi về việc Ấn Độ mua dầu từ Nga có thể là một nội dung trong chương trình nghị sự của cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Thủ tướng Narendra Modi không.
Dự kiến, hai nhà lãnh đạo này sẽ có cuộc gặp tại New Delhi trong ngày 8/9.
Tin liên quan |
Dầu Nga vượt mức giá trần, bất ngờ với phản ứng của G7; EU khó từ bỏ hoàn toàn khí đốt Moscow |
Ông Kirby nhấn mạnh: "Chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia mua dầu tuân thủ mức giá trần. Mỹ không tin rằng, hiện tại là thời điểm để làm việc bình thường với Nga. Mỗi quốc gia phải đưa ra các quyết định về chủ quyền của riêng mình".
Theo hãng tin Reuters, Ấn Độ vẫn là khách hàng chính mua dầu Urals của Nga, bất chấp giá loại dầu này tăng kỷ lục. Số liệu ghi nhận từ Investing cho thấy, đến sáng 7/9, giá dầu Urals ở mức 75 USD/thùng.
Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ cho biết, vào tháng 8, mức chênh lệch của dầu Urals so với dầu thô Brent đã thu hẹp quá nhiều. Mức chiết khấu khi nhập dầu Urals trong tháng 8 đã giảm xuống còn 5 USD/thùng hoặc thấp hơn tại các cảng Ấn Độ - mức thấp kỷ lục kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) cấm vận dầu của Nga.
Từ sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022), mức chiết khấu đối với dầu thô của Moscow có thời điểm lên tới 30 USD/thùng. Ấn Độ đã tận dụng lợi thế của việc giảm giá mạnh, tăng nhập khẩu dầu từ Nga lên tới 40% tổng lượng dầu của nước này, tăng từ mức chỉ 1% trước đó.
Giá dầu Urals tăng là do Moscow cam kết cắt giảm xuất khẩu 500.000 thùng dầu/ngày trong tháng 8 để cân bằng thị trường dầu mỏ. Nga đã cam kết cắt giảm xuất khẩu 300.000 thùng dầu/ngày cho đến cuối năm nay.
| Toàn cầu hóa lấy con người làm trung tâm: Đưa G20 tới đích, không bỏ ai lại phía sau Với tư cách Chủ tịch G20, chúng tôi cam kết mở rộng bàn đàm phán toàn cầu, đảm bảo rằng mọi tiếng nói đều được ... |
| Ukraine sẽ đệ đơn lên trọng tài quốc tế nếu EU gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ngày 6/9, Tổng thống Volodimir Zelensky tuyên bố, Ukraine sẽ đệ đơn lên trọng tài quốc tế nếu Liên minh châu Âu (EU) gia hạn ... |
| Mỹ: Tăng trưởng kinh tế khiêm tốn, lực cản sắp biến mất hoàn toàn Ngày 6/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông tin, nền kinh tế lớn nhất thế giới chứng kiến sự tăng trưởng “khiêm tốn” ... |
| Mỹ hồi sinh chiến lược công nghiệp, đồng minh châu Âu chẳng may dính 'đạn lạc'? Tờ Le Monde vừa có bài bình luận rằng, châu Âu đang chật vật trước chính sách đổi mới công nghiệp của Mỹ. Thực tế ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/9): Một quốc gia châu Âu vẫn ‘nghiện’ khí đốt Nga, Đức quyết giảm nợ bằng mọi giá, UAE-ASEAN tăng hợp tác Ô tô Trung Quốc xuất sang Nga lại lập kỷ lục, EU tiếp tục thực hiện phương án mua chung khí đốt, chứng khoán Mỹ ... |