TIN LIÊN QUAN | |
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sửa đổi liên quan biện pháp trừng phạt Nga | |
Nam Sudan: Biểu tình phản đối quyết định cấm vận vũ khí của Mỹ |
Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir Mayardit (phải) và lãnh đạo phiến quân Riek Machar. (Nguồn: AFP) |
Phát biểu tại Viện Hoà bình Mỹ, ông Hunt cho hay, quan điểm của Washington là nếu chính phủ đoàn kết không được thành lập trước ngày 12/11, Mỹ sẽ đánh giá lại quan hệ với Nam Sudan. Đây là thời điểm lãnh đạo các bên liên quan tại Nam Sudan thảo luận để tìm cách đưa đất nước vượt qua khó khăn. Nếu các biện pháp trừng phạt được áp dụng, lãnh đạo các bên liên quan tại Nam Sudan có thể bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Trong một cuộc họp hiếm hoi được tổ chức hồi tháng trước, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và lãnh đạo phiến quân Riek Machar đã đồng ý cùng làm việc để tìm giải pháp chấm dứt tình trạng bất ổn khiến 380.000 người thiệt mạng và hơn 6 triệu người khác đang phải trông chờ vào nguồn lương thực viện trợ. Thời gian qua, Mỹ đã không xem xét cắt giảm 1 tỷ USD hỗ trợ hằng năm đối với Djouba vì phần lớn của khoản viện trợ này nhằm phục vụ mục đích nhân đạo, trợ giúp thực phẩm và các nhu cầu cơ bản khác của người dân.
Các cuộc giao tranh giữa lực lượng ủng hộ Tổng thống Kiir và cựu phó Tổng thống Machar đã khiến Nam Sudan rơi vào cuộc nội chiến kể từ năm 2013, chỉ 2 năm sau khi giành được độc lập từ Sudan. Hơn 4 triệu người - tương đương 1/3 dân số đã buộc phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn bạo lực.
| Ai Cập viện trợ cho Nam Sudan nhằm ủng hộ hòa bình TGVN. Bộ Ngoại giao Ai Cập ngày 14/9 cho biết, nước này đã gửi các chuyến tàu chở hàng cứu trợ tới Juba như một ... |
| Nam Sudan phản đối LHQ kéo dài sứ mệnh của phái bộ gìn giữ hòa bình Nam Sudan cho rằng đây là động thái nhằm hướng đến việc thay đổi chế độ tại nước này. |
| Nam Sudan triệu hồi Đại sứ tại Mỹ Ngày 3/2, Nam Sudan đã triệu hồi Đại sứ tại Mỹ sau khi Washington áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với quốc gia ... |