Mỹ hy vọng Trung Quốc ủng hộ hạn chế giá dầu mỏ của Nga. Hình ảnh một tàu chở dầu neo đậu gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. (Nguồn: Reuters) |
Trả lời phỏng vấn Yahoo Finance, ông Adeyemo lưu ý rằng, dù là Ấn Độ và Trung Quốc hay các nước khác ủng hộ sáng kiến này, thì “trần giá sẽ là một biện pháp hữu hiệu”.
Các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại hội nghị thượng đỉnh từ ngày 26-28/6 đã xác nhận ý định giảm phụ thuộc năng lượng từ Nga và nhất trí bắt đầu hạn chế giá dầu của Nga.
Vào đầu tháng 7 đã có đề xuất đặt giới hạn ở mức một nửa mức giá hiện tại. Theo hãng tin Bloomberg, con số 40-60 USD đang được thảo luận.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho rằng, ý tưởng hạn chế giá dầu là hoàn toàn vô lý, Moscow sẽ không cung cấp dầu và các sản phẩm dầu cho những nước ủng hộ việc áp giá trần với dầu mỏ của Nga.
Ông nói thêm, việc áp dụng các hạn chế đối với giá dầu của Nga sẽ phá hủy thị trường và các nhà sản xuất khác cũng không phản ứng tích cực với sáng kiến như vậy.
Liên quan tới cuộc xung đột Nga-Ukraine, Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Cảnh Sảng nhận định, hơn 6 tháng qua, giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra và ngày càng có nhiều vũ khí, đạn dược đổ tới chiến trường, dẫn đến một viễn cảnh đáng lo ngại về cuộc xung đột kéo dài và mở rộng.
Ông Cảnh Sảng cho hay: "Trung Quốc luôn cho rằng đối thoại và đàm phán là cách thực tế và khả thi nhất để giải quyết khủng hoảng. Chỉ bằng cách tìm kiếm an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững mới có thể có được sự ổn định và an ninh lâu dài ở châu Âu và phần còn lại của thế giới".