Mỹ-Nhật-Pháp tập trận: Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là mẫu số chung

Hồng Phúc
Mỹ và Nhật Bản thúc đẩy một tầm nhìn “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” trong khuôn khổ Bộ tứ nhằm kiềm chế Trung Quốc, và thu hút thêm một đối tác châu Âu, đó là Pháp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc tập trận chung diễn ra ở phía Tây Nam Nhật Bản và trên Biển Hoa Đông từ ngày 11-17/5 là lần đầu tiên Nhật Bản tham gia tập trận cùng với Mỹ và Pháp trên lãnh thổ của mình.

Có tới 300 binh sĩ Nhật Bản, Mỹ và Pháp, cùng với các chiến đấu cơ, trực thăng lưỡng thể MV-22 Osprey, một tàu ngầm của Nhật Bản và 10 tàu nổi, trong đó có 6 tàu chiến Nhật Bản và 2 tàu chiến Pháp, tham gia các cuộc diễn tập tấn công đổ bộ, kể cả trên các đảo xa, tác chiến đô thị, đánh chặn tàu thuyền.

Cuộc tập trận chung mang tên “ARC21” diễn ra khi Mỹ, Nhật Bản và Pháp tìm cách tăng cường quan hệ quân sự trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong khu vực.

Mỹ-Nhật-Pháp liên thủ, 'kèo' thêm Australia, Trung Quốc giật mình
Mỹ, Nhật và Pháp, cùng với Australia trong tập trận chung "chĩa mũi nhọn" vào Trung Quốc, ngày 11/5. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Đáng chú ý là trong ngày 15/5, ba nước trên cũng đã tham gia cùng với Australia trong một cuộc tập trận hải quân mở rộng với sự tham gia của 11 tàu chiến ở Biển Đông, nơi căng thẳng với Trung Quốc đang gia tăng xung quanh đảo Đài Loan.

Mỹ, Nhật và Australia đều là thành viên của Bộ tứ (Quad) - trung tâm của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đối phó với Trung Quốc. Vào đầu tháng 4 vừa qua, Pháp chủ trì cuộc tập trận mang tên La Perouse kéo dài 3 ngày tại vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương, cùng với sự tham gia của cả 4 nước Bộ tứ.

"Một biểu hiện mới" của biện pháp kiềm chế Mỹ-Trung

Theo giới phân tích, Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng quân sự của mình trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ngày càng sâu sắc trên các vùng biển trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nói rằng cuộc tập trận chung góp phần củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực. Mặc dù vậy, trả lời phỏng vấn của Đài Sputnik, GS. Da Zhigang - Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đánh giá cuộc tập trận thực chất là "một biểu hiện mới của các biện pháp kiềm chế Trung Quốc".

Nhật Bản ngày càng lo ngại về hoạt động của Trung Quốc trong và xung quanh quần đảo Senkaku mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Hiến pháp Nhật Bản đã hạn chế việc sử dụng vũ lực để tự vệ. Nhật Bản trong những năm gần đây đã tiếp tục mở rộng vai trò quân sự, khả năng và ngân sách của mình.

Không chỉ tăng cường liên minh quân sự với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, Tokyo còn thu hút lực lượng của các cường quốc châu Âu.

Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama, người đã quan sát cuộc tập trận, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Pháp tham gia các cuộc tập trận chung được tổ chức thường xuyên giữa Nhật Bản và Mỹ, và thỉnh thoảng có cả Australia.

Ông Nakayama nói: “Đây là một cơ hội quý giá để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản duy trì và củng cố khả năng chiến lược cần thiết để bảo vệ các hòn đảo xa xôi”.

Pháp tìm chỗ đứng trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung

Bộ Quốc phòng Pháp gọi cuộc tập trận ARC21 không chỉ là một chiến dịch huấn luyện, mà là một cuộc triển khai lực lượng. Chiến lược này nhằm tái khẳng định mối quan tâm của Pháp đối với khu vực bằng cách tăng cường sự hiện diện và mở rộng hợp tác đa dạng.

Trả lời phỏng vấn của Đài Sputnik, ông Yuri Rubinsky - người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Pháp tại Viện châu Âu thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga - cho rằng Pháp tham gia cuộc tập trận cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia để thể hiện thái độ tích cực của mình với nhóm Bộ tứ (Quad).

Chuyên gia Yuri Rubinsky nhận định: “Cuộc đối đầu Mỹ-Trung đặt ra một câu hỏi quan trọng với các quốc gia EU, cũng như Vương quốc Anh sau khi nước này rời khỏi EU. Các quốc gia này ở vị trí nào trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung. Họ cần phải quyết định".

Vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng dưới thời chính quyền Biden, người đã tuyên bố rằng Mỹ muốn khôi phục mối quan hệ đối tác chặt chẽ xuyên Đại Tây Dương.

Ông Yuri Rubinsky chỉ rõ, "ngày nay, Mỹ đang ép buộc các nước châu Âu cùng hành động để áp đặt các quy tắc lên Trung Quốc, cho dù hầu hết các nước châu Âu, chủ yếu là Đức và Pháp, có mối quan hệ chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại với Trung Quốc”.

Mỹ-Nhật-Pháp liên thủ, 'kèo' thêm Australia, Trung Quốc giật mình
Các binh sĩ Pháp tham gia tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Hải quân Mỹ ở miền Nam Nhật Bản, ngày 15/5. (Nguồn: AP)

Chính vì thế, Pháp cần phải tìm chỗ đứng của mình trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung, bao gồm cả việc dựa vào nhóm Bộ tứ vì theo truyền thống, Pháp hiện diện ở khu vực này. Đương nhiên, Paris không chỉ muốn thể hiện mối quan tâm đối với Bộ tứ, mà còn muốn để các quốc gia này, trước hết là Mỹ, coi Pháp như một tài sản quý giá.

Pháp không muốn chỉ là một lá bài tốt trong tay của Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, nước này còn đánh giá cao sự hợp tác với Trung Quốc.

Trong “Cập nhật chiến lược năm 2021” mới đây, Bộ Quốc phòng Pháp đã nhắc tới việc “cạnh tranh chiến lược và quân sự của cả Trung Quốc và Nga được nối lại”.

Chiến lược mô tả Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là “sân khấu của những thay đổi chiến lược sâu sắc” và Pháp “phải duy trì phạm vi tiếp cận địa chiến lược phù hợp với những phát triển hiện tại và tham vọng của mình”.

Với nhiều lãnh thổ ở Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, Pháp có lợi ích chiến lược ở khu vực này. “Điều đó rõ ràng là rất quan trọng đối với chúng tôi vì chúng tôi cần sát cánh với những người đang chia sẻ phần này của thế giới”. (Trung tá Henri Marcaillou thuộc quân đội Pháp)

Nhóm tác chiến của Pháp, gồm khinh hạm lớp La Fayette được trang bị vũ khí tên lửa và tàu sân bay trực thăng tấn công đổ bộ Tonnere, sẽ hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong 6 tháng.

Hai tàu chiến này sẽ ghé thăm Việt Nam, Singapore, Malaysia, Sri Lanka và Indonesia.

Ý đồ của Mỹ hay "sự lãng phí nhiên liệu"

Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ Jeremy Nelson cho biết, với tập trận ARC21, ba quốc gia cho thấy họ có thể làm việc cùng nhau “vì mục đích hoặc vì mục tiêu chung”.

Anh, quốc gia gần đây đã áp dụng chính sách can dự sâu hơn vào khu vực, sẽ cử tàu sân bay Queen Elizabeth và nhóm tấn công đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào cuối năm nay. Đức cũng chuẩn bị triển khai một tàu khu trục nhỏ đến khu vực.

Nhật Bản và Mỹ đã và đang thúc đẩy một tầm nhìn “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” trong khuôn khổ quốc phòng và kinh tế dựa trên các nguyên tắc dân chủ trong Bộ tứ, bao gồm cả Australia và Ấn Độ. Đây được coi là một động thái nhằm chống lại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Nếu trước đây Nhật Bản chủ yếu dựa vào Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, thì giờ đây, hai đồng minh quân sự này thu hút được một đối tác châu Âu, đó là Pháp.

Trong khi đó, theo trang mạng scmp.com, Trung Quốc đã chỉ trích khuôn khổ Mỹ-Nhật, coi đây là một khối độc quyền dựa trên tư duy thời Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc đã mô tả các cuộc tập trận quân sự ở miền Nam Nhật Bản với sự tham gia của quân đội và khí tài từ Pháp, Nhật Bản, Mỹ và Australia là một sự lãng phí nhiên liệu.

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết các cuộc tập trận trên “không có tác động” đến Trung Quốc.

Bà nói: “Có ai nghĩ rằng cuộc tập trận chung này nhằm gây áp lực lên Trung Quốc sẽ thực sự khiến Trung Quốc sợ hãi không?. Thay vì sử dụng sức mạnh của mình để đóng góp vào hòa bình khu vực, họ nhắm vào Trung Quốc như một cái cớ để tăng cường hành vi quân sự.

Ý định của họ là gì?.

Cái gọi là cuộc diễn tập chung này không có tác động gì đến Trung Quốc, nó chỉ khiến họ tốn nhiên liệu. Tôi hy vọng họ sẽ sử dụng thời gian và nguồn lực cho quốc gia của họ, và đóng góp nhiều hơn trong việc chống lại đại dịch Covid-19”.

Có vẻ như Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở lời nói.

TIN LIÊN QUAN
Truyền thông Mỹ: Sự 'thiển cận' của Washington đưa Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau
Mỹ tuyên bố không để Australia đơn độc trên 'chiến trường' với Trung Quốc, Canberra tấm tắc
Mỹ-Nhật-Pháp lần đầu tiên tập trận chung: Thông điệp nhắm đến Trung Quốc là gì?
Quan hệ Mỹ-Trung: Nhân sự mới - hy vọng mới?
Bangladesh lên tiếng sau cảnh báo của Trung Quốc về nhóm Bộ tứ: Chúng tôi độc lập và có chủ quyền!

(tổng hợp)

Đọc thêm

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay - XSTN 25/4/2024. XSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ số Tây ...
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động