Mỹ phát thông điệp 'không lơ là Biển Đông'

Thu Hiền
TGVN. Các chuyên gia cho rằng, việc triển khai các tàu sân bay hạt nhân lớn của Mỹ vào Biển Đông giúp Washington có cơ hội nêu bật điểm yếu của Trung Quốc trong lĩnh vực cạnh tranh hải quân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Indonesia yêu cầu Mỹ-Trung giảm căng thẳng ở Biển Đông
Mỹ 'sờ gáy' các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, tuyên bố 'không đứng ngoài cuộc' ở Biển Đông
4918 5563184672b ba tau san bay my 5459 1592789058
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Philippines, ngày 17/6. (Nguồn: US Navy)

Trước các động thái ngày càng ngang ngược của Trung Quốc nhằm áp đặt quyền kiểm soát đối với toàn bộ Biển Đông, quân đội Mỹ đã triển khai các tàu sân bay để thể hiện với các nước trong khu vực rằng Mỹ sẽ không lơ là khu vực này.

Lần đầu tiên từ nhiều năm trở lại đây, ngày 4/7, Mỹ điều động đồng thời hai tàu sân bay hạt nhân USS Ronald-Reagan và USS Nimitz đến Biển Đông. Các chiến dịch triển khai tàu sân bay gây nhiều chú ý của Mỹ được xem là một cách để bày tỏ sự quyết tâm không ngừng của Washington.

Phát biểu với Tạp chí Foreign Policy, một cựu quan chức quốc phòng Mỹ nói: “Trung Quốc đang thúc đẩy trên tất cả các mặt trận. Tôi lo sợ rằng vào một thời điểm nào đó sẽ xảy ra ‘tức nước vỡ bờ’. Tình hình sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát”.

Việc Mỹ sử dụng nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay là một bước tiến từ việc chỉ đơn thuần triển khai các tàu nhỏ hơn để khẳng định các quyền đi lại tự do trong khu vực, và là sự chuyển hướng khỏi cách tiếp cận của Lầu Năm Góc dưới thời cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, người từng hối thúc Bộ Quốc phòng cắt giảm sử dụng nền tảng vốn có thể phô trương sức mạnh rõ rệt nhất này của quân đội Mỹ.

Việc sử dụng cặp đôi tàu sân bay trị giá nhiều tỷ USD này đáp ứng nhiều mục đích. Khi hoạt động “sánh đôi”, họ có thể bảo vệ lẫn nhau và tiến hành các chiến dịch bay trong 24 giờ, trong khi một tàu sân bay chỉ có thể vận hành một nửa thời gian đó.

Việc triển khai các tàu sân bay hạt nhân lớn của Mỹ vào Biển Đông giúp Washington có cơ hội nêu bật điểm yếu của Trung Quốc trong lĩnh vực cạnh tranh hải quân, nơi Mỹ có ưu thế vượt trội hơn hẳn hải quân Trung Quốc dù nước này đang phát triển và cải thiện công nghệ nhanh chóng.

Bryan Clark - chuyên gia cấp cao tại Viện Hudson, người từng phục vụ tại trụ sở Hải quân Mỹ - nói: “Mỹ có thể tiến hành các chiến dịch quy mô lớn sử dụng nhiều tàu sân bay, như một sự thể hiện rõ ràng với Trung Quốc rằng các tàu sân bay của họ không thể sánh ngang hàng với Mỹ”.

Tuy nhiên, ông Clark cho biết việc sử dụng các tàu sân bay ở Thái Bình Dương cũng cho thấy sự thay đổi điển hình trong cách Lầu Năm Góc tiến hành các chiến dịch. Trước mối đe dọa từ các tên lửa được phóng từ mặt đất và tàu ngầm của Trung Quốc, các tàu sân bay có khả năng lớn hơn được sử dụng để kiểm soát vùng biển nơi họ có thể hoạt động bên ngoài tầm bắn mở rộng của Trung Quốc.

Một thực tế làm phức tạp các vấn đề hơn nữa là Mỹ vẫn chưa thống nhất với Trung Quốc về các hoạt động quân sự nào bị coi là vượt quá giới hạn trên Biển Đông. Một số tổ chức đã kêu gọi Mỹ thiết lập một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông, điều giúp cho Lầu Năm Góc có nhiều lựa chọn để đối phó với hành vi khiêu khích của Trung Quốc.

Mặc dù vậy, nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Vương Nghị ngày 9/7 nói rằng quan hệ Trung-Mỹ vẫn có thể quay trở lại đúng hướng, dù đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1979.

Dẫn lời Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc nói trong một bài phát biểu được đăng trên trang web của bộ này, Reuters cho biết, ông Vương Nghị hy vọng Mỹ sẽ xây dựng một sự hiểu biết khách quan hơn về Trung Quốc và xây dựng một chính sách Trung Quốc hợp lý hơn.

Mỹ điều 2 tàu sân bay tới tập trận ở Biển Đông

Mỹ điều 2 tàu sân bay tới tập trận ở Biển Đông

TGVN. Hải quân Mỹ sẽ điều 2 tàu sân bay và nhiều tàu chiến hộ tống tới Biển Đông trong những ngày tới để tham ...

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông: Động thái khiêu khích cao độ, không có lợi cho nỗ lực duy trì ổn định

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông: Động thái khiêu khích cao độ, không có lợi cho nỗ lực duy trì ổn định

TGVN. Dư luận quốc tế cho rằng việc Trung Quốc thực hiện tập trận xung quanh quần đảo Hoàng Sa đã đi ngược lại với quy ...

Mỹ phản đối, Philippines cảnh giác việc Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

Mỹ phản đối, Philippines cảnh giác việc Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

TGVN. Ngày 2/7, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra tuyên bố phản đối cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.

(Theo Foreign Policy, TNKH)

Xem nhiều

Đọc thêm

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Xung đột Ukraine phơi bày nhiều điểm yếu trong khả năng tự vệ của châu Âu và việc ông Trump tái đắc cử có thể làm đảo lộn an ninh ...
Hậu bầu cử Mỹ: Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện 'kẻ thua cuộc' lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Hậu bầu cử Mỹ: Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện 'kẻ thua cuộc' lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn ...
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 9/11/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 9/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 9/11/2024.
Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.
'Thần đồng pickleball' gốc Việt Quang Dương thắng VĐV số 1 thế giới

'Thần đồng pickleball' gốc Việt Quang Dương thắng VĐV số 1 thế giới

Tay vợt gốc Việt Quang Dương vào tứ kết ở 3 nội dung tại giải vô địch pickleball thế giới, trong đó có chiến thắng trước cặp VĐV số 1 ...
Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ sứ mệnh bảo vệ hành ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động