Mỹ phát triển siêu vũ khí mới dựa trên công nghệ nhiệt hạch

Trường Phan
TGVN. Năm 2019, Trung tâm Tác chiến Hàng không của Hải quân Mỹ (NAWCAD) đã nộp một số bằng sáng chế vũ khí mới đặc biệt, được cho là có khả năng tạo ra một cuộc cách mạng không chỉ đối với ngành hàng không quân sự mà còn liên quan các lĩnh vực khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Gần đây, Tập đoàn Warzone được cho là dẫn đầu việc phụ trách phân tích các sáng chế mới, đồng thời tiếp tục nỗ lực nghiên cứu hàng trăm trang báo cáo, bản vẽ kỹ thuật, dữ liệu và hình ảnh do Hải quân Mỹ chia sẻ.

Hoa Kỳ phát triển siêu vũ khí mới dựa trên công nghệ nhiệt hạch?
Nhiệt hạch sẽ là công nghệ vũ khí mới trong tương lai. (Nguồn: Natioanl Interest)

Công nghệ mới mang tính cách mạng

Theo TS. Salvatore Pais, những bằng sáng chế này là công trình nghiên cứu của các kỹ sư hàng không vũ trụ Hải quân Mỹ. Cho đến nay, có nguồn tin cho rằng Hải quân đã chi gần nửa triệu USD để theo đuổi chương trình này kể từ năm 2017.

Điều thú vị là các sáng chế cũng gần giống với các giả thuyết từ trước đến nay được các nhà nghiên cứu UFO theo đuổi về một loại phương tiện vận chuyển của người ngoài hành tinh đến với thế giới chúng ta. Một hệ thống tạo ra động lực bằng điện từ có thể cho phép Hải quân chế tạo “đĩa bay của riêng mình” trong tương lai.

Đứng đầu trong số những phát minh mới này là máy phát điện từ trường năng lượng cao. Nếu đạt được thành công, cỗ máy này có thể tạo ra một nguồn năng lượng cực lớn và mang ý nghĩa sâu sắc trong lĩnh vực quân sự và thương mại.

Lò phản ứng nhiệt hạch nhỏ gọn

Theo những tài liệu mới được công bố, một nhánh khác của công trình này đề cập đến khái niệm về một lò phản ứng nhiệt hạch nhỏ gọn, có thể cho phép tạo ra “vũ khí biến đổi không gian và thời gian”.

Một lò phản ứng nhiệt hạch nhỏ gọn từ lâu đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về năng lượng. Trở lại năm 2018, một năm trước khi có bằng sáng chế của Hải quân, Lockheed Martin đã nộp bằng sáng chế lò phản ứng nhiệt hạch nhỏ gọn đủ để đặt trong thân máy bay của một máy bay chiến đấu F-16.

Một lò phản ứng nhiệt hạch sẽ là một cỗ máy sản xuất điện hoàn toàn khác so với các lò phản ứng phân hạch trong các nhà máy điện hạt nhân ngày nay. Về mặt kỹ thuật, các lò phản ứng nhiệt hạch dù tồn tại, nhưng chúng chưa bao giờ thật sự hiệu quả trong việc sản xuất điện. Ngoại trừ Mặt trời là một ví dụ về phản ứng nhiệt hạch hiệu quả nhất và vĩ đại nhất.

Trong khi các lò phản ứng hạt nhân phân hạch sản xuất năng lượng bằng cách tách một hạt nhân thành hai hạt nhân nhẹ hơn (tách nguyên tử), thì năng lượng nhiệt hạch sẽ liên quan đến việc hợp nhất hai hoặc nhiều hạt nhân với nhau thành một nguyên tố duy nhất và nặng hơn.

Về lý thuyết, một lò phản ứng nhiệt hạch thành công có thể chấm dứt sự phụ thuộc của nhân loại vào nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, ứng dụng tiềm năng cho công nghệ này có thể là vũ khí mạnh mẽ nhất mà nhân loại từng chế tạo.

Công nghệ tương lai này có thể khiến sự cạnh tranh về nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm đi rất nhiều.

Quan trọng hơn, điện nhiệt hạch cũng có thể an toàn hơn nhiều so với các phương tiện sản xuất điện năng phân hạch quen thuộc. Có một quan niệm phổ biến rằng các nhà máy điện hạt nhân có thể "phát nổ" khi gặp khủng hoảng, nhất là bụi phóng xạ cực kỳ nghiêm trọng đối với sức khỏe con người chúng ta đã thấy ở những nơi như Chernobyl và Fukushima. Tuy nhiên, nhiệt hạch không tạo ra chất thải hạt nhân như một sản phẩm phụ.

Thay đổi ngành kĩ thuật quân sự

Theo ước tính của Lockheed Martin, lò phản ứng nhiệt hạch nhỏ gọn do họ phát triển có thể tạo ra nguồn cung cấp năng lượng liên tục 100 megawatt, đủ để chạy toàn bộ tàu sân bay hoặc cung cấp năng lượng cho gần 100.000 người. Một lò phản ứng này có thể chạy liên tục trong một năm mà không dừng lại mà chỉ cần nguồn cung cấp nhiên liệu khoảng 12kg deuterium và tritium đồng vị của hydro.

Tiến sĩ Salvatore Cezar Pais rất tâm huyết khi đi chung một con đường nghiên cứu với Lockheed Martin liên quan đến sức mạnh nhiệt hạch. Họ cũng đang từng bước bóc tách các lớp khóa bí mật của công nghệ nhiệt hạch.

Giám đốc Công nghệ của Cơ quan Hàng không Hải quân Mỹ, TS. James Sheehy cho biết, công nghệ này có thể vươn xa hơn những phương tiện hiện có. Tuy nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất trong cuộc đua công nghệ mang tính cách mạng này.

Mặc dù điều này nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, Lockheed Martin tin rằng, họ sẽ có một hệ thống điện nhiệt hạch đủ nhỏ để lắp vào các vũ khí của họ và sẵn sàng bắt đầu thử nghiệm trong vòng năm tới. Các kế hoạch ban đầu bao gồm cung cấp năng lượng cho các tàu hải quân, loại bỏ một lượng lớn các lò phản ứng phân hạch tiên tiến được sử dụng trong nền tảng vũ khí như tàu USS Gerald R. Ford, đồng thời giảm nhu cầu nhiên liệu và rủi ro liên quan đến tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Ở cấp độ ứng dụng tiên tiến hơn, bao gồm việc sử dụng các lò phản ứng nhiệt hạch nhỏ để cung cấp năng lượng cho máy bay. Một chiếc máy bay chạy bằng năng lượng nhiệt hạch sẽ có rất ít nguy cơ giải phóng bức xạ trong không khí và và hoạt động lâu bền hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển như vậy có thể thay đổi cục diện địa chính trị sâu sắc. Việc giảm phụ thuộc vào dầu mỏ có thể dẫn đến sự thay đổi đáng kể về quyền lực và đòn bẩy trong địa chính trị.

TIN LIÊN QUAN
Vũ khí mới: Khám phá pháo xe kéo 'tốt nhất thế giới' của Ấn Độ
Vũ khí mới: Mỹ sẽ có máy bay do thám kiêm ném bom siêu thanh?
Vũ khí mới Triều Tiên 'trình làng' trong lễ diễu binh có làm Hàn Quốc e ngại?
Vũ khí mới: Đạn chống tăng - xuyên giáp lõi Uranium nghèo lợi hại ra sao?
Vũ khí thời tiết - sự tinh vi có thể kiểm soát hay tự sát?
(theo National Interest)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động