Chính quyền Ukraine bắt đầu tịch thu tài sản của doanh nhân và công ty Nga ngay sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Kiev vào tháng 2/2022. (Nguồn: Tân Hoa Xã) |
Ngược lại, Mỹ sẵn sàng cho Ukraine vay 50 tỷ USD. Số tiền này sẽ được hoàn trả cho nền kinh tế lớn nhất thế giới bằng tiền lãi thu được từ tài sản bị đóng băng của Moscow. Thông tin này được Financial Times đăng tải mới đây.
Hãng tin trên tiết lộ, Washington muốn khối 27 thành viên duy trì các biện pháp trừng phạt đối với các quỹ nhà nước của Nga cho đến khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kết thúc.
Tin liên quan |
Tổng thống Putin cảnh báo phương Tây về ý đồ kiềm chế Trung Quốc, khẳng định quan hệ với Mỹ không thay đổi |
Các biện pháp trừng phạt này được gia hạn 6 tháng một lần và chỉ được sửa đổi khi có sự đồng thuận.
Tuy nhiên, quyết định như vậy cần có sự chấp thuận của tất cả các nhà lãnh đạo EU - bao gồm cả Thủ tướng Hungary Viktor Orban - người luôn chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch trừng phạt Moscow.
"Mỹ đang thúc đẩy một thỏa thuận trước Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Italy trong tháng này. Tại đây, vấn đề sử dụng tiền lãi từ tài sản của Nga dự kiến sẽ là trung tâm của các cuộc thảo luận", Financial Times viết.
* Theo hãng tin RT, ông Andrey Rubel, người đứng đầu cơ quan điều tra chiến lược Ukraine thông báo, cảnh sát nước này đã tịch thu số tài sản gần 1 tỷ USD của Nga.
Ông nêu rõ: "Tổng số tài sản trị giá khoảng 940 triệu USD đã bị phát hiện và thu giữ, tất cả đều được sử dụng vì lợi ích và nhu cầu của Ukraine, bao gồm nhu cầu cho quân đội. Tài sản bị tịch thu bao gồm một máy bay trực thăng Bell-427, máy bay Gulfstream G650, 47 xe tải, 55 phương tiện... cùng nhiều tài sản khác".
Giống phương Tây, chính quyền Ukraine bắt đầu tịch thu tài sản của doanh nhân và công ty Nga ngay sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Kiev vào tháng 2/2022.
Phía Nga đã lên án các động thái tịch thu tài sản là hành vi chiếm đoạt trắng trợn và bất hợp pháp.
| Nhật Bản: 'Bơm' 9.790 tỷ Yen vào thị trường ngoại hối; mức lương trung bình tụt hậu so với Slovenia và Lithuania Ngày 4/6, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết, việc chính phủ nước này can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối ... |
| Moscow lộ ‘xương sống’ kinh tế, Ukraine tố ‘quyền lực ngầm’ Rosatom vẫn tồn tại, EU khẳng định cai thành công khí đốt Nga Bất chấp nhiều vòng trừng phạt đánh vào kinh tế, Rosatom vẫn là một trụ cột tài chính của kinh tế Nga và nguồn khí ... |
| Khai mạc SPIEF 2024: Chiêm ngưỡng độ 'sang xịn mịn' nước Nga đãi khách tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 (SPIEF 2024) diễn ra từ ngày 5 đến ngày 8/6, tại thủ đô St. ... |
| Tổng thống Putin cảnh báo phương Tây về ý đồ kiềm chế Trung Quốc, khẳng định quan hệ với Mỹ không thay đổi Phát biểu trong cuộc gặp giới truyền thông bên lề Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Vladimir Putin gọi nỗ lực ... |
| Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2024: Thúc đẩy hình thành các trung tâm tăng trưởng mới “Nền tảng của thế giới đa cực - sự hình thành các trung tâm tăng trưởng mới” là chủ đề chính của Diễn đàn SPIEF ... |