TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng làm "dậy sóng" Biển Đông | |
Mike Pence phát biểu về tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông |
Phát biểu trên được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có cuộc khẩu chiến về thông lệ thương mại tại Hội nghị cấp cao diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea, nơi mà 21 nền kinh tế thành viên lần đầu tiên không đưa ra được một tuyên bố chung sau hội nghị.
Ông Murphy nêu rõ, Mỹ vẫn duy trì sự can dự ngoại giao cấp cao với Trung Quốc trong cả đối thoại song phương và đa phương, bất chấp cuộc chiến thương mại hiện nay giữa hai nước.
Ông Murphy, một trong những quan chức ngoại giao cấp cao tháp tùng Phó Tổng thống Pence trong chuyến công du châu Á hồi tuần trước, cho rằng, Biển Đông và Đài Loan (Trung Quốc) là các vấn đề thách thức nhất cản trở mối quan hệ Trung - Mỹ, song Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm chủ yếu vì làm phức tạp hóa và gia tăng mức độ nghiêm trọng của cả hai vấn đề này.
Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ông Patrick Murphy. (Nguồn: SCMP) |
Ông Murphy nói: "Mối lo ngại của chúng tôi trong cả hai vấn đề là chúng tôi đã duy trì được nguyên trạng trong nhiều thập kỷ, song Trung Quốc lại đang thay đổi nguyên trạng ở cả Đài Loan và Biển Đông, và chính điều nay dẫn tới căng thẳng và rối loạn. Chúng tôi luôn muốn đóng góp theo bất cứ cách nào có thể để đi đến thành công. Nhưng làm thế nào để có thể đối thoại khi một quốc gia đang xây dựng, bồi đắp và quân sự hóa... gây xói mòn lòng tin?".
Ông Murphy ám chỉ tới việc Bắc Kinh bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông, cũng như quyết định của nước này triển khai quân và vũ khí tại các tiền đồn mới. Quan chức ngoại giao Mỹ này nói thêm: "Quan điểm của Mỹ luôn kiên định trong nhiều thập kỷ qua, cùng các tiếng nói khác trong cộng đồng quốc tế thuyết phục Trung Quốc không thay đổi nguyên trạng bởi sự thay đổi này chỉ càng làm gia tăng căng thẳng và đặt ra nhiều nghi vấn".
Cách đây một năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình, động thái mà một số nhà quan sát xem là nỗ lực kiềm chế tầm ảnh hưởng lan rộng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Murphy cho rằng chiến lược này thực chất không nhằm mục tiêu vào Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình và cũng không nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Đề cập tới việc hình thành "Bộ tứ" do Mỹ dẫn đầu, gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản, ông Murphy cho biết, liên minh này không phải là cơ chế "tập trung vào các vấn đề quân sự", mà chỉ là một cơ chế để chia sẻ các nền tảng và giá trị chung giữa 4 quốc gia.
Trung Quốc, Brunei cam kết tự kiềm chế và thúc đẩy lòng tin lẫn nhau ở Biển Đông Trong một tuyên bố chung sau hội đàm ngày 19/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm Brunei và Quốc vương nước ... |
Trung Quốc hy vọng COC hoàn tất trong 3 năm tới Ngày 13/11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, Bắc Kinh mong muốn cuộc tham vấn với các quốc gia Đông Nam Á ... |
Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ sẽ “khuấy động” vấn đề Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN Giới chuyên gia Trung Quốc cảnh báo rằng, các quốc gia bên ngoài khu vực có thể cố khuấy động vấn đề Biển Hoa Nam ... |