Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nhấn mạnh tới sự quan ngại về các tổ chức tài chính phi ngân hàng. (Nguồn: AP) |
Hội đồng Giám sát ổn định tài chính (FSOC) đã đưa ra các đề xuất lấy ý kiến công chúng chỉ hơn một tháng sau khi hai ngân hàng Mỹ phá sản, gây ra mối đe dọa lớn nhất cho hệ thống tài chính kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nhấn mạnh tới sự quan ngại về các tổ chức tài chính phi ngân hàng, bao gồm cả các quỹ phòng hộ, do thiếu sự giám sát đối với những tổ chức này, cùng với nguy cơ sụp đổ mang tính hệ thống từ các công ty tài chính gặp khó khăn.
Bà Yellen cho biết, hướng dẫn mới sẽ loại bỏ một số "rào cản không phù hợp" đối với việc xác định vai trò của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong hệ thống tài chính.
Hướng dẫn mới sẽ thay các yêu cầu đánh giá khả năng phá sản của một công ty theo các sửa đổi hồi năm 2019 bằng một quy trình phân tích định lượng và định tính.
Đề xuất về khung đánh giá rủi ro mới của FSOC là nhằm tăng cường khả năng giải quyết các rủi ro về ổn định tài chính bằng cách xem xét trên diện rộng các loại tài sản, tổ chức và hoạt động tài chính. Chúng bao gồm thị trường nợ, cho vay, vốn cổ phần ngắn hạn, tài sản kỹ thuật số và các công cụ phái sinh; các đối tác, hệ thống thanh toán và bù trừ; các tổ chức tài chính bao gồm các tổ chức ngân hàng, đại lý môi giới, công ty quản lý tài sản, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, các bên khởi tạo giao dịch thế chấp và dịch vụ thế chấp.
Ngoài ra, khung đánh giá rủi ro mới này cũng nêu cụ thể các lỗ hổng mà FSOC và các cơ quan quản lý thành viên cần xem xét khi đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, Chúng bao gồm đòn bẩy, rủi ro thanh khoản và chênh lệch đáo hạn, rủi ro hoạt động và các hoạt động quản lý rủi ro của công ty.
Tuy nhiên, các quỹ phòng hộ, quỹ tương hỗ và các công ty quản lý tài sản đã phản hồi không mấy tích cực với thông tin trên.
Ông Eric Pan, Giám đốc điều hành của Investment Company Institute, hiệp hội gồm các quỹ đầu tư và nhà quản lý tài sản toàn cầu, cho hay FSOC nên tránh kết luận rằng việc định danh và áp dụng các công cụ quản lý thận trọng tượng tự như với các ngân hàng là cách đúng đắn để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc quản lý tài sản.
Theo một số chuyên gia trong ngành, các quỹ quản lý tài sản thường được khách hàng chỉ định. Hơn nữa, các quỹ này có quy mô tài sản khá nhỏ. Do đó, không cần thiết phải thắt chặt quản lý đối với đặt những quỹ này như đề xuất của FSOC.
| Ứng phó với biến động tài chính, Đức và Nhật Bản 'bắt tay' làm điều này Đức và Nhật Bản ngày 18/3 đã nhất trí phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với những biến động tài chính bắt nguồn từ ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Ngân hàng Mỹ sụp đổ 'giáng đòn mạnh' vào giá dầu Giá xăng dầu hôm nay 19/3, tuần này, giá dầu chịu tác động mạnh bởi sự phá sản của Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon ... |
| Bài học xương máu từ vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ lớn nhất trong thập niên Sau 15 năm bùng phát khủng hoảng tài chính, có phải ngành ngân hàng hiện nay vẫn mong manh dễ bị tổn thương? |
| Bộ trưởng Tài chính Yellen: Hệ thống ngân hàng của Mỹ đang bình ổn trở lại Ngày 21/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, bà sẵn sàng can thiệp để bảo vệ người gửi tiền tại các ngân ... |
| Khủng hoảng tài chính toàn cầu mới? Sự sụp đổ liên tiếp của hai ngân hàng Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB) được nhận định đều không có ... |