Mỹ sẽ nâng cấp tên lửa 'sát thủ đánh chặn' SM-6

Trường Phan
Một số nguồn tin gần đây cho biết, Mỹ đang triển khai kế hoạch hiện đại hóa tên lửa phòng không SM-6 nhằm đám ứng các nhiệm vụ mới, cũng như tăng cường khả năng phòng không - phòng thủ tên lửa trong bối cảnh mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Song song với kế hoạch phát triển các loại vũ khí siêu thanh đầy hứa hẹn, các cường quốc quân sự hàng đầu đang đặc biệt quan tâm nghiên cứu vấn đề phòng vệ trước các mối đe dọa từ loại vũ khí này.

Mỹ sẽ nâng cấp tên lửa 'sát thủ đánh chặn' SM-6
SM-6 dự kiến có thể mang theo trên lửa Tomhawk. (Top War)

Cơ hội hiện tại

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (ADM) đang triển khai nâng cấp các hệ thống bảo vệ chống lại các mối đe dọa siêu thanh phục vụ nhiệm vụ trong trung hạn. Dự kiến, ​​trong tương lai gần, cơ quan này sẽ xây dựng những khái niệm chung về tên lửa đánh chặn, cũng như tạo cơ sở công nghệ cho các nền tảng tên lửa tiếp theo.

Gần đây, ADM cũng hợp tác với một số nhà thầu quân sự thực hiện chương trình quân sự về tên lửa đánh chặn là RGPWS và GPI. Mục đích là tìm ra các giải pháp để mở rộng các chức năng của bộ phận trên biển của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược. Vì vậy, ADM có kế hoạch thử nghiệm tên lửa phòng không nối tiếp SM-6 và xác định khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu thanh của nó.

Đặc tính kĩ thuật

Tên lửa phòng không dẫn đường SM-6 hay còn được gọi là tên lửa chủ động tầm xa RIM-174 (ERAM) được phát triển bởi Raytheon và được đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ vào năm 2013. Sau đó, những vũ khí này đã được bán cho một số đồng minh của Washington.

SM-6 là tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn 2 tầng, có thể phóng đến độ cao đạt 34 km. Chiều dài tên lửa đạt 6,6m với đường kính tối đa khoảng 530mm. Trọng lượng phóng 1.500kg, trong đó đầu đạn phân mảnh nặng đến 64kg. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và điều hướng bằng radar chủ động - thụ động. Khi bay, SM-6 có thể đạt tốc độ siêu thanh xấp xỉ 3.5 Mach. Tầm bắn công bố là 240km và có triển vọng tăng lên gấp đôi sau khi cải tiến.

Tên lửa được vận chuyển và phóng nhờ vào hệ thống gầm tải đa năng Mk 41. Điều này cho phép SM-6 linh hoạt triển khai trên trên các boong tàu kể cả của Mỹ và nước ngoài. Vì vậy, Hải quân Mỹ triển khai tên lửa RIM-174 ERAM trên các tàu tuần dương Ticonderoga và các tàu khu trục Arleigh Burke.

Ban đầu, SM-6 là tên lửa phòng không dùng để tấn công các mục tiêu khí động học ở khoảng cách rất xa so với tàu sân bay. Trong quá trình hiện đại hóa tiếp theo, thiết bị tìm kiếm đã được cải tiến, nhờ đó tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo. Trong các cuộc thử nghiệm, khả năng bắn trúng tên lửa tầm trung của SM-6 đã nhiều lần được kiểm chứng, bao gồm cả trong môi trường nhiễu động.

Nhà sản xuất cũng có kế hoạch cải tiến tích hợp khả năng chống chiến hạm để tên lửa trở thành phương tiện tấn công các mục tiêu mặt đất kể từ năm 2020. Phiên bản RIM-174 năm 2023 này sẽ bổ sung tên lửa Tomahawk hiện có.

Hiệu quả và tính kinh tế

Mặc dù Lầu Năm Góc và Cơ quan ADM vẫn chưa đánh giá đầy đủ triển vọng của SM-6 trong vai trò mới. Tuy nhiên, giới chuyên môn đánh giá tích cực rằng một dự án như vậy sẽ mang lại những lợi thế về cả bản chất kỹ thuật và kinh tế.

Trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa SM-6 đã thể hiện và khẳng định đặc tính bay cao xuất sắc. Hệ thống điều khiển và hệ thống tìm kiếm giúp giải quyết hiệu quả vấn đề đánh chặn các mục tiêu khí động học cơ động và các vật thể đạn đạo tốc độ cao với quỹ đạo có thể đoán trước được. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng nghiên cứu đến việc thay thế đầu đạn GOS cho các mục đích khác nhau.

Như vậy, tên lửa RIM-174 / SM-6 thực tế không chỉ là một vũ khí phòng không, mà còn là một bệ phóng đa năng phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau. Hiệu suất năng lượng cao kết hợp với các phương tiện điều khiển và dẫn đường tiên tiến có thể khiến nó trở thành sát thủ đánh chặn mục tiêu siêu thanh mà không cần phát triển một số thành phần chính, vốn mang đặc trưng phức tạp và chi phí cao.

Lầu Năm Góc có kế hoạch tiến hành các cuộc thử nghiệm và đánh giá về khả năng triển khai, thực hiện và ứng dụng thực tế bắt đầu vào cuối năm nay. Nếu SM-6 chứng minh khả năng đối phó với mối đe dọa siêu âm, kế hoạch cải tiến sẽ bước sang một giai đoạn mới trong một vài năm tới.

Nếu ngược lại, Lầu Năm Góc và các đối tác sẽ phải tìm kiếm và đưa ra các giải pháp thay thế đến khi xuất hiện một hệ thống phòng thủ tên lửa mới có khả năng chống lại các hệ thống siêu thanh của kẻ thù tiềm tàng.

TIN LIÊN QUAN
Vì sao tổ hợp tên lửa LORA của Isreal 'ế ẩm'?
Mỹ nêu thời điểm thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III
Rò rỉ thông tin mới nhất về tổ hợp đánh chặn tầm xa PAK DP
Nga chỉ trích dự án chế tạo tên lửa đánh chặn toàn cầu của Mỹ
Báo Mỹ ‘khoe’ máy bay sát thủ là 'đối thủ đáng gờm' của tên lửa S-400
(theo Top War)

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Nhiều thanh niên Mỹ không còn mặn mà với việc theo học tại Trung Quốc do mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên, kéo theo những cơ hội kinh ...
Bài tarot hôm nay 17/4/2024: Đối với bạn, tình cảm hay tiền bạc quan trọng hơn?

Bài tarot hôm nay 17/4/2024: Đối với bạn, tình cảm hay tiền bạc quan trọng hơn?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá với bạn chuyện tình cảm hay vấn đề tiền bạc mới là điều quan trọng nhé!
Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Tôi muốn hỏi khi làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 thì sẽ mất bao nhiêu tiền? – Độc giả Huyền Trân
NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2024, NTK Thoa Trần đã góp phần quảng bá di sản văn hóa - lịch sử đất Tổ thông qua ...
Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Hơn 4.000 hiện vật bằng đá vừa được phát hiện tại một hoang đảo ngoài khơi Australia cho thấy đây từng là nơi sinh sống của thổ dân trong kỷ ...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động